A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người bệnh tiểu đường có nên kiêng hoàn toàn đường?

Người bệnh tiểu đường không cần kiêng đường hoàn toàn nhưng nên kiểm soát lượng tiêu thụ để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng.

Người bệnh tiểu đường có nên kiêng hoàn toàn đường?

Người bệnh tiểu đường nên ăn đường với liều lượng hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Đồ họa: Hoài Lan

Đường nguyên chất là dạng carbohydrate (carb), không chứa chất xơ, protein và được cơ thể hấp thụ nhanh. Khi tiêu thụ, đường làm tăng đường huyết đột ngột khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn. Những thực phẩm giàu đường như bánh ngọt, soda, kẹo, hay nước trái cây đều có thể khiến đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.

Tuy nhiên, đường cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các tế bào, đặc biệt là não bộ, nơi cần glucose làm nhiên liệu. Người bệnh tiểu đường không phải kiêng hoàn toàn đường và đồ ngọt, nhưng cần kiểm soát lượng tiêu thụ. Bạn nên ăn với liều lượng hợp lý, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học để tránh tình trạng tăng đường huyết.

Người bệnh tiểu đường không phải kiêng hoàn toàn đường nhưng cần kiểm soát lượng tiêu thụ. Đồ họa: Hoài Lan

Người bệnh tiểu đường không phải kiêng hoàn toàn đường nhưng cần kiểm soát lượng tiêu thụ. Đồ họa: Hoài Lan

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn đường bằng khoảng 5% lượng calo hàng ngày, nam giới trưởng thành ăn dưới 7%. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế lượng đường tiêu thụ, giảm đến mức thấp nhất có thể.

Nếu người bệnh tiểu đường tiêu thụ quá nhiều đường, cơ thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các tế bào sản xuất insulin có thể suy yếu, khiến cơ thể không thể tạo ra insulin đủ để kiểm soát đường huyết. Điều này làm tăng nguy cơ viêm, làm tổn thương tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật