A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự kiến cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp được thông qua

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.

Dự kiến cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp được thông qua

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ khi được Quốc hội khóa XV thông qua. Ảnh: Nhật Bắc

Tại Kỳ họp bất thường thứ 9 khai mạc ngày 12.2, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác nhân sự và bộ máy.

Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội, cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ:

1. Bộ Quốc phòng;

2. Bộ Công an;

3. Bộ Ngoại giao;

4. Bộ Nội vụ;

5. Bộ Tư pháp;

6. Bộ Tài chính;

7. Bộ Công Thương;

8. Bộ Nông nghiệp và Môi trường;

9. Bộ Xây dựng;

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

11. Bộ Khoa học và Công nghệ;

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo;

13. Bộ Y tế;

14. Bộ Dân tộc và Tôn giáo;

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

16. Thanh tra Chính phủ;

17. Văn phòng Chính phủ.

Theo tờ trình của Chính phủ, trong giai đoạn tới, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, phức tạp hơn đối với công tác quản lý nhà nước.

Do đó, việc đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ quan trọng, cần được tiếp tục nghiên cứu, thực hiện hiệu quả, hợp lý.

Chính phủ đã tập trung tổng kết, đánh giá, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, ngành trong tình hình mới.

Đồng thời đề xuất phương án cụ thể để đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xác định rõ hơn phạm vi quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực của các bộ, ngành.

Sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến, việc trình Quốc hội xem xét, quyết định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là cần thiết là để bộ máy mới nhanh chóng ổn định, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.

Sau khi được Quốc hội xem xét và có Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Chính phủ sẽ chỉ đạo tổ chức thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, bảo đảm bộ máy hành chính thống nhất, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thứ hai, Ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật