A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chống lãng phí, đưa đất nước vươn mình mạnh mẽ

Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và để tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân, vươn mình mạnh mẽ, “công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách” như yêu cầu quan trọng mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu trong bài viết “Chống lãng phí”.

Chống lãng phí, đưa đất nước vươn mình mạnh mẽ

Tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chống lãng phí để tạo các nguồn lực phát triển đất nước. Ảnh: Cường Ngô

Tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chống lãng phí để tạo các nguồn lực phát triển đất nước. Ảnh: Hải Nguyễn

Tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chống lãng phí để tạo các nguồn lực phát triển đất nước. Ảnh: Hải Nguyễn

Tạo nguồn lực cho mục tiêu dài hạn

Ở tuổi 91, ông Nguyễn Lang Chư (cán bộ hưu trí, 60 năm tuổi Đảng) ngụ tại phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội vẫn đều đặn theo dõi thông tin thời sự của đất nước. Cầm tập báo có bài viết với tiêu đề “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ông Nguyễn Lang Chư nhấn mạnh đây là vấn đề đang được dư luận rất quan tâm.

Theo ông Nguyễn Lang Chư, để đất nước phát triển nhanh và bền vững, “căn bệnh lãng phí” cần phải kiên quyết loại bỏ và chỉ có “chống lãng phí”, đất nước ta mới có đủ nguồn lực để bước vào giai đoạn phát triển mới.

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ: “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là thời điểm để định hình tương lai của chúng ta. Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới…”.

Quan liêu, lãng phí như giặc nội xâm, nguy hiểm như tham nhũng”

Ông Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: T.Vương

Ông Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: T.Vương

Ông Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội - cho rằng, qua bài viết này, nội dung về “chống lãng phí” lại được đặt ra trong một bối cảnh mới, bối cảnh của sự phát triển đất nước, bối cảnh đất nước ta đang xác định khởi điểm lịch sử để bước vào kỷ nguyên vươn mình. Do đó, nội dung này càng trở nên quan trọng và cấp bách.

“Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa vấn đề này lên trong bối cảnh hiện nay. Đó là một vấn đề rất thời sự. Điều đó cho thấy rằng, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành vấn đề cực kỳ quan trọng, mang tính cốt lõi cho đất nước trong kỷ nguyên vươn mình. Quan liêu, lãng phí bây giờ có thể gọi là giặc nội xâm, nguy hiểm như tham nhũng. Hành vi tham nhũng là của những người có chức quyền, nhưng lãng phí thì ai cũng có thể và đó chính là điều mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đề cập đến, thể hiện vấn đề lãng phí đang rất lớn, rất nguy hiểm, gặm nhấm niềm tin của nhân dân” - ông Tạ Văn Hạ phân tích.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp). Ảnh: T.Vương

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp). Ảnh: T.Vương

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ quan điểm, “lãng phí là cái mất đi, là cái không thể lấy lại được”. Lãng phí là việc sử dụng nguồn lực vào những hoạt động vô ích, gây thất thoát, hư hại đến tài sản. Lãng phí bắt nguồn từ năng lực yếu kém, hay thái độ thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm.

“Tham nhũng và lãng phí đều là những hành vi làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với hoạt động quản lý của Nhà nước và trực tiếp tác động tiêu cực đến sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, đều đáng bị lên án và bị trừng trị” ông Hòa nêu và cho rằng, “chống lãng phí” là một yêu cầu tất yếu để đưa đất nước phát triển trong giai đoạn tới.

TS Lê Trung Kiên (Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho hay, lãng phí gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước. Do đó, để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, yêu cầu “chống lãng phí” là một nhiệm vụ rất cấp bách, phải được thực hiện vừa thường xuyên, vừa lâu dài.

Lãng phí là trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững

TS Cù Văn Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và các vấn đề xã hội nhấn mạnh: Lãng phí, đặc biệt là trong các lĩnh vực công và kinh tế, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực, gây tổn thất lớn cho ngân sách Nhà nước và làm suy yếu nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh, nếu để lãng phí các nguồn lực có thể làm chậm bước phát triển của đất nước.

Xây dựng nền móng vững chắc để vươn lên trong kỷ nguyên mới

"Chống lãng phí không chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ về mặt kinh tế, mà còn là chiến lược phát triển bền vững giúp Việt Nam xây dựng nền móng vững chắc để vươn lên trong kỷ nguyên mới. Khi mỗi cá nhân, tổ chức đều nhận thức rõ vai trò của mình trong công tác này, thì đó chính là lúc chúng ta đang thực sự tạo ra một Việt Nam phát triển mạnh mẽ, hiện đại và thịnh vượng” - TS Lê Trung Kiên nhấn mạnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật