A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khai ấn triều Lý tại lễ hội truyền thống Đền Voi Phục

Hà Nội - Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” tại di tích quốc gia đặc biệt “Thăng Long Tứ Trấn” - Đền Voi Phục nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa, bày tỏ sự tri ân công ơn của Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, giáo dục tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Khai ấn triều Lý tại lễ hội truyền thống Đền Voi Phục

Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến thực hiện nghi thức khai ấn triều Lý. Ảnh: Phạm Đông

Sáng 23.2, (tức ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại di tích quốc gia đặc biệt Đền Voi Phục (quận Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân”, khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng”.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Đền Voi Phục với gần nghìn năm phụng thờ Đức Thánh - Hoàng tử Linh Lang - người anh hùng có công cùng quân dân thời vua Lý đánh tan giặc Tống xâm lược thế kỷ XI.

Lễ hội “Tế Khai sắc, rước khai xuân” đền Voi Phục. Ảnh: Phạm Đông

Lễ hội “Tế Khai sắc, rước khai xuân” Đền Voi Phục. Ảnh: Phạm Đông

Năm nay, với tâm thế mới, bên cạnh nghi thức rước chân nhang Đức Thánh và Thánh Mẫu, trong lễ hội truyền thống “Tế khai sắc, Rước khai xuân” Giáp Thìn 2024 tiếp tục thực hiện nghi thức khai ấn.

Nghi thức khai ấn nhằm tiếp tục bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống chống giặc ngoại xâm. Tưởng nhớ công đức của tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của vương triều Lý trong việc khai đô Thăng Long, trong việc phá Tống - bình Chiêm, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phương Nam; đồng thời cầu cho Quốc thái - Dân an - Thái bình thịnh trị.

Nghi thức rước chân nhang Đức Thánh, Đức Thánh Mẫu tại Đền Voi Phục. Ảnh: Phạm Đông

Nghi thức rước chân nhang Đức Thánh, Đức Thánh Mẫu tại Đền Voi Phục. Ảnh: Phạm Đông

Với 2 di tích Đền Voi Phục và Đền Quán Thánh trong “Thăng Long Tứ Trấn” được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, ý thức trước vinh dự này, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Ba Đình luôn quyết tâm thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống các di tích nói chung và di tích quốc gia đặc biệt nói riêng.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hơn nữa giá trị các di tích quốc gia đặc biệt tới bạn bè trong và ngoài nước, nhân dân Thủ đô… Tiếp tục khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di tích, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Màn trống hội tại lễ “Tế khai sắc, rước khai xuân”. Ảnh: Phạm Đông

Màn trống hội tại lễ “Tế khai sắc, rước khai xuân”. Ảnh: Phạm Đông

Chủ tịch UBND quận Ba Đình nhấn mạnh, thông qua việc tổ chức Lễ hội nhằm phát huy truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm các anh hùng dân tộc, các bậc tiền nhân của dân tộc Việt Nam và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống trong nhân dân về ý nghĩa lịch sử của di tích quốc gia đặc biệt Đền Voi Phục.

Từ đó, nâng cao về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện tốt công tác bảo tồn, giữ gìn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hóa trên địa bàn.

Lễ hội truyền thống tại đền Voi Phục. Ảnh: Phạm Đông

Lễ hội truyền thống tại Đền Voi Phục. Ảnh: Phạm Đông

Khai hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch huyện Ba Vì

Cũng trong sáng 23.2, tại di tích Đền Hạ (huyện Ba Vì) đã diễn ra lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Giáp Thìn và khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2024.

Tới dự lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Giáp Thìn và khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2024 có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, cùng lãnh đạo sở, ban ngành Trung ương, TP Hà Nội và huyện Ba Vì.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan