Sở duy nhất giữ nguyên khi hợp nhất TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
TPHCM vừa hoàn thiện dự thảo phương án tổng thể sắp xếp cơ quan chuyên môn khi sáp nhập UBND TPHCM với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trung tâm hành chính - chính trị của TPHCM tại địa chỉ 86 Lê Thánh Tôn, Quận 1. Ảnh: Anh Tú
Đáng chú ý, Sở An toàn thực phẩm TPHCM là đơn vị duy nhất được giữ nguyên và hoạt động theo Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
Chức năng quản lý an toàn thực phẩm của Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công Thương hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được chuyển giao về Sở An toàn thực phẩm TPHCM, nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả quản lý.
Trong khi đó, các sở, ngành cùng chức năng ở ba địa phương sẽ được sáp nhập để hình thành một đầu mối quản lý thống nhất, đặt dưới sự điều hành của UBND TPHCM mới.
Sáp nhập Văn phòng UBND TPHCM, Văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương thành Văn phòng UBND TPHCM với 8 phòng ban và 4 đơn vị sự nghiệp.
Sáp nhập Sở Tư pháp TPHCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành Sở Tư pháp TPHCM với 8 phòng chuyên môn và 17 đơn vị sự nghiệp.
Sáp nhập Sở Nội vụ TPHCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành Sở Nội vụ TPHCM với 11 phòng chuyên môn và 5 đơn vị sự nghiệp.
Sáp nhập Sở Tài chính TPHCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành Sở Tài chính TPHCM với 19 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp.
Sáp nhập Sở Công Thương TPHCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành Sở Công Thương TPHCM với 7 phòng, Chi cục Quản lý thị trường và 3 đơn vị sự nghiệp.
Sáp nhập Sở Dân tộc và Tôn giáo TPHCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành Sở Dân tộc và Tôn giáo TPHCM với 7 phòng chuyên môn.
Sáp nhập Sở Xây dựng TPHCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành Sở Xây dựng TPHCM với 23 phòng chuyên môn và 12 đơn vị sự nghiệp.
Sáp nhập Sở Nông nghiệp và Môi trường TPHCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành Sở Nông nghiệp và Môi trường TPHCM với 13 phòng, 7 chi cục và 14 đơn vị sự nghiệp.
Sáp nhập Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM với 10 phòng chuyên môn và 198 đơn vị sự nghiệp.
Sáp nhập Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM với 10 phòng và 4 đơn vị sự nghiệp.
Sáp nhập Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM với một phần tổ chức bộ máy về văn hóa, thể thao của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương, thành Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM với 9 phòng và 23 đơn vị sự nghiệp công lập.
Sáp nhập Sở Du lịch TPHCM với một phần tổ chức bộ máy về du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương, thành Sở Du lịch TPHCM với 5 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp công lập.
Sáp nhập Sở Y tế TPHCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương thành Sở Y tế TPHCM với 11 phòng, 41 bệnh viện tuyến tỉnh, 19 bệnh viện tuyến huyện, 14 trung tâm bảo trợ xã hội, 6 trung tâm chuyên ngành; đồng thời tổ chức lại các trung tâm y tế cấp huyện và trạm y tế cấp xã.
Sáp nhập Thanh tra TPHCM, Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương thành Thanh tra TPHCM.
Riêng Sở Ngoại vụ, hiện Sở Ngoại vụ TPHCM trực thuộc Bộ Ngoại giao, trong khi Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương lại trực thuộc UBND hai tỉnh. Sau khi hợp nhất, Sở Ngoại vụ TPHCM mới sẽ trực thuộc Bộ Ngoại giao.
Sau khi sáp nhập, TPHCM mới có 15 cơ quan chuyên môn gồm: Văn phòng UBND TPHCM, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Thanh tra TPHCM và Sở An toàn thực phẩm.