A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bán bánh mì 20.000 đồng/cái thu về 2 triệu USD/năm, Cofounder lên Shark Tank gọi vốn thành công 5 tỷ đồng, tự tin vượt bánh mì Huỳnh Hoa

Không phải bánh mì Huỳnh Hoa, Bánh mì Má Hải mới là món bánh mì các Shark sẽ giới thiệu với đối tác nước ngoài trong 2 năm tới, Cofounder LGBT tự tin. Đi theo mô hình kinh doanh nhượng quyền xe đẩy, Bánh mì Má Hải lên Shark Tank Việt Nam gọi vốn 5 tỷ đồng.

Bán bánh mì 20.000 đồng/cái thu về 2 triệu USD/năm, Cofounder lên Shark Tank gọi vốn thành công 5 tỷ đồng, tự tin vượt bánh mì Huỳnh Hoa

"Chúng tôi không định vị mình là đơn vị bánh mỳ ngon số 1 Việt Nam, nhưng sản phẩm của chúng tôi chắc chắn sẽ có hương vị "gây thương nhớ" cho quý vị", Đoàn Văn Minh Nhựt - Cofounder Bánh Mì Má Hải thuyết trình.

Bán bánh mì thu về 2 triệu USD, startup lên Shark Tank gọi vốn 5 tỷ

Bán bánh mì 20.000 đồng/cái thu về 2 triệu USD/năm, Cofounder LGBT lên Shark Tank gọi vốn thành công 5 tỷ đồng, tự tin vượt bánh mì Huỳnh Hoa - Ảnh 1.

 

Bánh mì Má Hải có giá trung bình khoảng 20.000 đồng, được giới thiệu là sự kết hợp giữa vỏ bánh mì giòn giòn, chả cá dai dai kết hợp nước sốt tứ vị mặn – ngọt – chua – cay, sự thanh thanh của dưa leo và một chút the the của rau răm.

Thương hiệu này được sáng lập bởi Hồ Đức Hải và đồng sáng lập Đoàn Văn Minh Nhựt. Cả hai lên Shark Tank Việt Nam gọi 5 tỷ đồng đổi lấy 10% của công ty.

Bắt đầu kinh doanh Bánh mì Má Hải (BMMH) từ những năm sinh viên 2013 với số vốn đầu tiên là 3 triệu đồng, tới 2016 startup này đã mở được 40 điểm bán tại TPHCM và tạo ra hàng trăm việc làm cho các bạn sinh viên. Tới 2018, BMMH tiến hành nhượng quyền, và tới thời điểm hiện tại, startup này đã mở được gần 400 điểm bán tại các tỉnh thành ở Việt Nam.

Bán bánh mì 20.000 đồng/cái thu về 2 triệu USD/năm, Cofounder LGBT lên Shark Tank gọi vốn thành công 5 tỷ đồng, tự tin vượt bánh mì Huỳnh Hoa - Ảnh 2.

 

Minh Nhựt mạnh dạn đặt câu hỏi cho các Shark rằng nếu có một người bạn ngoại quốc hoặc đối tác nước ngoài đến Việt Nam và nhờ giới thiệu một món bánh mì Việt cho họ, các Shark sẽ giới thiệu thương hiệu nào? Shark Louis không suy nghĩ nói ngay Bánh mì Huỳnh Hoa. Nhưng Minh Nhựt đã tự tin cho rằng 2 năm tiếp theo các Shark sẽ nói là Bánh mì Má Hải.

"Sự phát triển của chúng tôi sẽ góp phần nâng tầm bánh mì Việt trên thị trường quốc tế. Hơn hết, mô hình kinh doanh nhượng quyền của chúng tôi đã giúp hàng trăm hộ gia đình kiếm thêm thu nhập của mình đặc biệt là trong thời điểm hậu Covid đầy khó khăn", Nhựt nói.

Không phải bánh mì Huỳnh Hoa, Bánh mì Má Hải mới là món bánh mì sẽ được giới thiệu với đối tác nước ngoài trong 2 năm tới

 

Năm 2020, tổng doanh thu của BMMH là 2 triệu USD. Năm 2021 bị ảnh hưởng của dịch Covid nên báo lỗ, tuy nhiên doanh thu hiện tại của startup này trung bình mỗi tháng là 150 ngàn USD, lợi nhuận trên doanh thu khoảng 9%. Với tốc độ hiện tại, Startup cho rằng đến những tháng cuối năm, doanh thu 1 tháng sẽ đạt khoảng 200 – 250 ngàn USD.

BMMH cung cấp trọn gói cho một chiếc xe bán bánh mì cùng với thương hiệu của mình là hơn 7,5 triệu đồng, sau đó cung cấp thêm nguyên liệu, nước sốt, bao bì. Các xe đẩy được nhượng quyền ở các tỉnh thành, các xã phường, khi ký hợp đồng nhượng quyền sẽ có những tiêu chuẩn gợi ý cho đối tác để lựa chọn tìm kiếm các sản phẩm bánh mì tại địa phương phù hợp với tiêu chuẩn của BMMH.

Shark Bình e trend bánh mì lại như mì cay 7 cấp độ, startup khẳng định đã tìm được "long mạch"

"Tôi chứng kiến nhiều startup làm bánh mì bò nướng, có giai đoạn vào trend họ đứng xếp hàng đầy, một thời gian lại lụi. Hoặc trend trà sữa, mì cay 7 cấp độ, ti tỉ các loại trend", Shark Bình nghi ngại.

BMMH cho rằng đối tượng khách hàng của họ là những người lao động, học sinh sinh viên, họ cần no và cần hương vị đậm đà. Đó là lý do rất khó để xuống.

"Bọn em đã tìm được long mạch", Hồ Đức Hải khẳng định.

Startup cũng nêu 3 lý do thuyết phục Shark Liên đầu tư cho mình. Thứ nhất là mô hình có thể tích hợp với hệ sinh thái của Shark Liên. Sắp tới BMMH sẽ phát triển được 1.000 điểm lưu động và Startup đặt giả thuyết rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu tất cả các chủ nhượng quyền đó sẽ là những đại lý phân phối bảo hiểm của Shark Liên.

Thứ 2, "Ngoại phải đầu tư cho Má", Nhựt cười. BMMH luôn hướng tới khát vọng muốn tạo ra mô hình giúp cho những người kiếm thêm thu nhập của mình bởi vì sau khủng hoảng Covid mọi thứ trở nên rất khó khăn.

Thứ 3, Nhựt thú nhận chính bản thân anh cũng là một thành viên của cộng đồng LGBT. Anh đã chứng kiến cộng đồng LGBT rất khó khăn, phải làm đủ nghề và không được sự đánh giá cao của xã hội. Anh đã đủ lực giúp họ và cần sự đồng hành của Shark để cho họ có thể có những chương trình an sinh và tái lập nghiệp.

"Giá trị em hướng đến phù hợp với màu sắc của Shark", Nhựt nói.

Ở thời điểm hiện tại BMMH đang tập trung ở TPHCM, đổ về các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Khu vực miền Bắc chưa làm được vì chưa setup xong logistics ở khu vực đó. Mỗi tháng BMMH mở được hơn 30 điểm và có 3 điểm đóng cửa.

Shark Bình rút lui vì không hợp khẩu vị, Shark Hưng thì giãi bày e các đồng sáng lập "có nhiều tiền có khi lại hỏng" nên cũng không đầu tư.

Shark Linh, Shark Liên và Shark Louis cùng bày tỏ hứng thú và muốn cùng rót vốn 5 tỷ đồng đổi lấy 36% cổ phần. Sau khi đàm phán hạ tỷ lệ cổ phần không thành công, startup quyết định đồng ý với offer 5 tỷ cho 36% với sự đồng hành của 3 cá mập.

Bán bánh mì 20.000 đồng/cái thu về 2 triệu USD/năm, Cofounder LGBT lên Shark Tank gọi vốn thành công 5 tỷ đồng, tự tin vượt bánh mì Huỳnh Hoa - Ảnh 5.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật