Phân loại rác tại nguồn: Bài toán lớn cho cả 'thành phố môi trường'
Chỉ còn hơn 2 năm nữa, Luật Bảo vệ môi trường quy định về phân loại rác tại nguồn sẽ được áp dụng. Để làm được việc này thì việc tuyên truyền cho người dân đến hệ thống thu gom, xử lý rác theo từng loại phải được đầu tư đồng bộ, tuy nhiên đây là những việc không thể làm trong một sớm một chiều.
Trong đó, khó nhất hiện nay là thu gom, tính chi phí bằng khối lượng hay khối tích chứ không như hiện nay là thu trên hộ dân nhưng để tính ra bằng khối là cả một vấn đề" – ông Hùng nêu thực tế.
Tuy vậy, Đà Nẵng cũng đang đầu tư 4 trạm trung chuyển rác, đã hoàn thành 1 trạm. Đây là thành phần quan trọng trong quy trình thu gom và xử lý rác.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng đánh giá rất cao Đề án thành phố môi trường Đà Nẵng. Sau hơn 10 năm thực hiện, năm 2021, thành phố tiếp tục xây dựng đề án giai đoạn 2 với những tiêu chí rất cao như đặt ra tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt quy chuẩn đến năm 2025 phải là 95% và đến 2027 là 97%; tỷ lệ chất thải nguy hại phải được thu gom đúng quy định đạt 100%, tỷ lệ hộ dân phân loại rác tại nguồn đến năm 2025 đạt 90%... Đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ tiếp cận với khái niệm đô thị sinh thái, đáng sống.
Với các dự án nhà máy xử lý chất thải rắn để thay cho bãi rác Khánh Sơn, ông Hùng cho biết, lãnh đạo thành phố đang tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc lớn nhất là luật, bởi nhà đầu tư đã sẵn sàng, thành phố rất cần nhưng quá trình triển khai vướng rất nhiều. Thành phố cũng sẽ đảm bảo khi khả năng chôn lấp ở bãi Khánh Sơn không còn nữa thì sẽ có nhà máy xử lý rác, đảm bảo không để rác phát sinh ra hàng ngày.