A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ảnh: Hàng nghìn người dân chen nhau xem 'vua đi cày' trong Lễ tịch Điền 2022

Hàng nghìn người đã có mặt tại Lễ tịch Điền Đọi Sơn 2022 (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) để theo dõi các nghi thức của lễ hội.

 

Sáng 7/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xuống đồng cày ruộng đầu năm mới tại Lễ tịch Điền Đọi Sơn 2022 (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) cầu một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

Sáng 7/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xuống đồng cày ruộng đầu năm mới tại Lễ tịch Điền Đọi Sơn 2022 (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) cầu một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

Trong sáng nay, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về xã Tiên Sơn để tham dự lễ hội, an ninh được thắt chặt xuyên suốt thời gian diễn ra.

Trong sáng nay, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về xã Tiên Sơn để tham dự lễ hội, an ninh được thắt chặt xuyên suốt thời gian diễn ra.

Hàng nghìn người dân đứng tập trung ở 2 bên đường để theo dõi các nghi thức tại Lễ tịch Điền.

Hàng nghìn người dân đứng tập trung ở 2 bên đường để theo dõi các nghi thức tại Lễ tịch Điền.

Nhiều người mệt mỏi ngồi nghỉ tại chỗ.

Nhiều người mệt mỏi ngồi nghỉ tại chỗ.

Lễ Tịch điền diễn ra vào ngày mùng 7 Tết hàng năm đã trở thành sự kiện văn hóa lớn của đất nước dịp Tết đến xuân về. Đây là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội.

Lễ Tịch điền diễn ra vào ngày mùng 7 Tết hàng năm đã trở thành sự kiện văn hóa lớn của đất nước dịp Tết đến xuân về. Đây là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội.

Mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.

Mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.

Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau.

Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau.

Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại cho đến ngày nay.

Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại cho đến ngày nay.

Người dân được lựa chọn để đóng vai vua Lê Đại Hành làm lễ xuống ruộng đi cày 3 sá là người cao tuổi, có uy tín, đức độ, được mọi người kính trọng trong làng. Năm nay, ông Nguyễn Ngọc An (72 tuổi, thôn Linh Trung, xã Tiên Sơn) là người đóng giả

Người dân được lựa chọn để đóng vai vua Lê Đại Hành làm lễ xuống ruộng đi cày 3 sá là người cao tuổi, có uy tín, đức độ, được mọi người kính trọng trong làng. Năm nay, ông Nguyễn Ngọc An (72 tuổi, thôn Linh Trung, xã Tiên Sơn) là người đóng giả "vua đi cày".

Sau khi cày xong, các thôn nữ sẽ gieo những hạt giống đầu tiên trên ruộng Tịch Điền.

Sau khi cày xong, các thôn nữ sẽ gieo những hạt giống đầu tiên trên ruộng Tịch Điền.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan