A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hơn 1.000 học sinh ở Đắk Nông chưa có trường để học THPT

Năm 2024-2025, toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 1.000 học sinh tốt nghiệp THCS chưa phân luồng được. Hiện nay, có những huyện đã tuyển sinh 80% học sinh THCS vào THPT. Nếu tuyển sinh 100% vào lớp 10 sẽ không đủ phòng học và giáo viên.

Hơn 1.000 học sinh ở Đắk Nông chưa có  trường để học THPT

Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (huyện Đắk Song) trong một buổi sinh hoạt. Ảnh: Bảo Lâm

Sáng 8.7, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin, năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh có hơn 1.000 học sinh tốt nghiệp THCS chưa phân luồng được.

Theo định hướng của ngành Giáo dục, đối với tuyển sinh lớp 10 thì 70% vào THPT, 30% vào học nghề. Trong khi đó, có những huyện đã tuyển sinh 80% học sinh THCS vào THPT. Nếu tuyển sinh 100% vào lớp 10 sẽ không đủ phòng học và giáo viên.

Không chỉ có vậy, hiện nay, hợp đồng giáo viên theo Nghị định (số 111/2022/NĐ-CP) của Chính phủ thì lương thấp nên rất khó tuyển dụng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Mặt khác, hiện nay, một số giáo viên hợp đồng năm học 2023 - 2024 theo Nghị định số 111 chưa được giải quyết lương. Vấn đề này gây khó khăn cho ngành Giáo dục trong thời gian qua, nhất là chuẩn bị năm học mới 2024 - 2025.

Đơn cử như ở huyện Đắk Song, Bí thư Huyện ủy Đắk Song K’Thanh nêu ý kiến, hiện nay, nhiều phụ huynh trên địa bàn huyện lo lắng vì con em sau khi tốt nghiệp THCS chưa biết học ở đâu.

Toàn huyện hiện có 4 trường THPT và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên- Giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu được giao, toàn huyện có 119 học sinh tốt nghiệp THCS nhưng không thể đăng ký vào 5 trường trên.

Khó khăn nhất phải kể đến huyện Đắk Glong, dự kiến, hàng năm, trên địa bàn huyện tăng khoảng 300 học sinh. Năm học 2024-2025, địa phương tiếp tục gặp khó về giáo viên đứng lớp.

Mặc dù huyện Đắk Glong chủ trương hợp đồng giáo viên, tuy nhiên do mức lương thấp (khoảng 6,3 triệu đồng/tháng), dạy ngày nào trả ngày đó, nên khó thu hút giáo viên.

Hơn nữa, với mức lương 6,3 triệu đồng/tháng, nếu vào xã vùng sâu, vùng xa nhất ở Quảng Hòa và xã Đắk R’măng để dạy thì không đủ tiền xăng để đi về. Điều đáng nói, sắp tới, giáo viên của Đắk Glong xin chuyển công tác 20 trường hợp. Trong khi chuyển đến chỉ có 1 trường hợp. Đây là vấn đề hết sức khó khăn đối với huyện.

Liên quan đến số học sinh THPT ở xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong phải sang Đắk Lắk để học cũng chưa giải quyết được triệt để sự việc. Năm nay, Đắk Lắk chỉ cho 30 chỉ tiêu/60 học sinh, nên địa phương phải qua để can thiệp...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan