4 loại bánh mì không béo lành mạnh để giảm cân
Thay vì ngưng tiêu thụ hoàn toàn, việc lựa chọn những loại bánh mì không béo, lành mạnh sẽ có lợi cho quá trình giảm cân của cơ thể.
Việc lựa chọn và tiêu thụ những loại bánh mì không béo, lành mạnh ở mức độ vừa phải sẽ có lợi cho quá trình giảm cân. Ảnh: AI
Thành phần và chất dinh dưỡng
Thành phần cơ bản của bánh mì thường là bột mì, nước, men và muối. Các thành phần này đều chứa một số chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin nhất định như chất xơ, vitamin B3, vitamin E, canxi và sắt. Các thành phần còn lại phụ thuộc vào loại bánh mì.
Chất xơ và carbohydrate trong bánh mì có tác dụng duy trì sự cân bằng dinh dưỡng nếu tiêu thụ ở mức vừa phải. Chất xơ còn điều chỉnh quá trình vận chuyển đường ruột và làm giảm mức cholesterol.
Bánh mì cũng chứa những thành phần không tốt cho việc giảm cân như tinh bột, bột mì… Một lát bánh mì 30 g có thể chứa 80 calo nên cần được tiêu thụ ở mức vừa phải. Nếu không, lợi ích của bánh mì sẽ bị lu mờ bởi những nhược điểm không lành mạnh khiến cơ thể béo phì.
Lý tưởng nhất, bạn nên tiêu thụ carbohydrate từ các nguồn khác ngoài bột mì để có đủ lượng calo cần thiết trong chế độ ăn uống.
Những loại bánh mì lành mạnh và kém lành mạnh khi giảm cân
Bánh mì yến mạch: Loại bánh mì nhẹ, tốt cho sức khỏe. Không chỉ giàu chất xơ, bánh mì yến mạch còn giúp giảm cholesterol và lượng calo trong cơ thể.
Bánh mì ngũ cốc: Loại bánh mì có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao và giàu chất xơ, lý tưởng cho chế độ ăn kiêng.
Bánh mì nguyên cám: Không giống như bánh mì trắng thông thường, bột mì làm nên loại thực phẩm này có nguồn gốc từ ngũ cốc nguyên cám, ít calo và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bánh mì lúa mạch đen: Lúa mì trong loại bánh này có lượng chất béo tương đối thấp.
Bánh mì ít lành mạnh hơn: Bánh ngọt và bánh mì sandwich là những loại bánh ít lành mạnh. Vì đó là sản phẩm công nghiệp, được làm bằng các thành phần nhân tạo và hóa chất. Các loại bánh này không chỉ có nhiều chất béo mà còn loại bỏ phần lớn giá trị dinh dưỡng mà bánh mì có thể cung cấp.