A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giáo dục quốc tế tại Hàn Quốc lao đao sau bất ổn chính trị

Giáo dục quốc tế tại Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn và cản trở sau những bất ổn về chính trị, kinh tế.

 
Sinh viên quốc tế phân vân khi chọn Hàn Quốc làm điểm đến du học.
Sinh viên quốc tế phân vân khi chọn Hàn Quốc làm điểm đến du học.
 

Trước khi khủng hoảng chính trị xảy ra, Hàn Quốc là một điểm đến du học hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế, đặc biệt là từ các quốc gia châu Á và Nam bán cầu. Sự ổn định chính trị, hệ thống giáo dục hiện đại, và các sáng kiến của chính phủ như chiến lược Study Korea 300K đã giúp quốc gia này thu hút hơn 200 nghìn sinh viên quốc tế vào giữa năm 2024.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị cùng năm đã mang lại sự không ổn định, khiến sinh viên quốc tế và phụ huynh lo ngại về sự an toàn khi chọn Hàn Quốc là điểm đến học tập. Mặc dù, tình hình không trực tiếp ảnh hưởng đến sinh viên, nhưng khủng hoảng chính trị có thể làm giảm sức hút.

Sinh viên quốc tế từ các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ và Uzbekistan, những quốc gia đóng góp phần lớn vào dòng sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc, là nhóm đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng chính trị. Họ lựa chọn Hàn Quốc bởi sự gần gũi về địa lý, chi phí học tập hợp lý, và cơ hội nghề nghiệp tại một nền kinh tế phát triển.

 

Tuy nhiên, hiện tại, họ phải đối mặt với những lo lắng về an toàn trong khuôn viên trường, sự gián đoạn trong các chương trình học, và những bất ổn liên quan đến tình hình đất nước. Các đại sứ quán và cơ quan hỗ trợ sinh viên quốc tế đã phải đưa ra các khuyến cáo, thậm chí một số sinh viên đã bắt đầu tìm kiếm các lựa chọn học tập thay thế do lo ngại về sự ổn định lâu dài của Hàn Quốc.

Cuộc khủng hoảng chính trị đã khiến nhiều sinh viên quốc tế cảm thấy lo lắng về sự an toàn và tương lai của mình tại Hàn Quốc. Đặc biệt, những sinh viên chưa quen với hệ thống chính trị hoặc không thông thạo tiếng Hàn cũng gặp khó khăn trong việc theo dõi và hiểu các sự kiện đang diễn ra. Điều này gây căng thẳng kéo dài.

Mặt khác, cuộc khủng hoảng làm gián đoạn các chính sách và sáng kiến giáo dục đại học. Nhiều cải cách quan trọng đã bị trì hoãn, trong khi các trường ồ ạt tăng học phí do thiếu sự kiểm soát của nhà nước. Nhìn chung, giáo dục quốc tế đang lâm vào tình cảnh hỗn loạn, thiếu sự chỉ đạo mạnh mẽ từ nhà nước.

 

Trong bối cảnh này, các trường cũng loay hoay tìm cách trấn an sinh viên và duy trì số lượng du học sinh. Về tương lai xa, tình hình chính trị nhiều biến động có nguy cơ tác động lên chỉ tiêu tuyển sinh quốc tế.

Mặc dù, cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành giáo dục quốc tế, nhưng Hàn Quốc sẽ sớm bắt đầu quá trình phục hồi. Để khôi phục danh tiếng của mình trên trường quốc tế, nước này cần phải tái khẳng định cam kết của mình đối với sinh viên quốc tế.

Một trong những hậu quả nghiêm trọng khác của cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị là sự gia tăng tình trạng bài ngoại, đặc biệt là đối với sinh viên và công dân Trung Quốc. Mặc dù, nhiều người Hàn Quốc lên án các hành động kỳ thị, nhưng tình trạng này cho thấy những tác động của sự phân cực chính trị có thể nhanh chóng lan ra và ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng sinh viên quốc tế.

 
Theo The Pie

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật