A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thanh Hóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt “rào cản” để chuyển đổi số

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số còn có tâm lý sợ tốn chi phí, thiếu nguồn lực con người và lo ngại về tính an toàn, bảo mật thông tin.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt “rào cản” để chuyển đổi số

 

 

Thanh Hóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt “rào cản” để chuyển đổi số - Ảnh 1.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương tỉnh Thanh Hóa đã tìm kiếm nhiều giải pháp chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh và thương mại hàng hóa

Các chuyên gia kinh tế tính toán, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu vận hành, từ đó cắt giảm đến 60% chi phí, tiết kiệm 50% - 70%, thậm chí tiết kiệm lên tới 90% thời gian ở một số quy trình so với trước. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp sẵn sàng thích nghi với cơn sóng mới của khủng hoảng kinh tế, cũng như nắm chắc cơ hội phục hồi, bứt phá sau dịch Covid-19. Nhận thức rõ lợi ích này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa đã dành nguồn lực nhất định đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, số hóa quy trình hoạt động; từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và tăng sức cạnh tranh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hầu như mới ở giai đoạn số hóa của quá trình chuyển đổi số. Trong khi chuyển đối số là quá trình thay đổi một cách toàn diện về mô hình và tổ chức kinh doanh bằng việc áp dụng các giải pháp nền tảng công nghệ số, giúp mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp từ quản trị điều hành đến chiến lược kinh doanh.

Ông Vũ Đức Nhiệm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện chuyển đổi số còn có tâm lý sợ tốn chi phí, thiếu nguồn lực con người và lo ngại về tính an toàn, bảo mật thông tin. UBND tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số như: hỗ trợ kinh phí, hạ tầng công nghệ. Vì vậy, đề nghị cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến rộng những chương trình, chính sách hỗ trợ đó để doanh nghiệp trong tỉnh về đến từng địa phương, cơ sở để doanh nghiệp và nhân dân dễ dàng nắm bắt và tiếp cận chính sách như tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn…

Với vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, ngày 24/9 vừa qua, Hiệp hội đã ký quy chế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đưa cuộc cách mạng chuyển đổi số đến từng doanh nghiệp. Vì mục tiêu biến thách thức thành cơ hội để bứt phá, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, ông Nhiệm chia sẻ.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt “rào cản” để chuyển đổi số - Ảnh 2.

Công ty CP Truyền thông số ADVTV đang chuyển giao công nghệ và giải pháp nói không với bàn họp không giấy và giáo án điện tử

Ông Nguyễn Hữu Thế, Giám đốc Công ty CP Truyền thông số ADVTV tỉnh Thanh Hóa cho biết, doanh nghiệp vừa và nhỏ, là đối tượng chúng tôi hướng đến hỗ trợ, kết nối. Trong bối cảnh hiện nay, không còn câu chuyện cá lớn nuốt cá bé, mà đôi khi doanh nghiệp nhỏ vừa nếu biết nắm cơ hội thì tốc độ tăng trưởng rất nhanh, chính vì vậy hỗ trợ tập huấn, các bước thực hiện dịch chuyển từng phần lên không gian mạng, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Văn Tước, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa cho biết: tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025, có 50% doanh nghiệp trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế thực hiện chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công, cần sự chủ động nâng cao nhận thức, triển khai tích cực của người đứng đầu các doanh nghiệp. Cùng với đó là sự kết nối của tỉnh, sự hỗ trợ, đồng hành của các đơn vị công nghệ thông tin. Từ đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn sẽ có thêm những lựa chọn, giải pháp phù hợp để chuyển đổi số.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật