Chủ thương hiệu Heo ăn chay vừa mua thêm công ty Kim Hợi
Theo BAF, 3F (feed-farm-food) là xu hướng cũng được xem là công cụ giúp doanh nghiệp nội địa cạnh tranh trên thị trường.
Về BAF, Công ty vừa công bố dòng Heo ăn chay độc quyền tại Công ty mình. Được biết, heo BaF được nuôi bằng “cám chay” độc quyền tại Công ty.
Tương tự HAGL (heo ăn chuối bán độc quyền tại cửa hàng Bapi Food), thịt heo BaF và các sản phẩm chế biến như xúc xích, chả giò… hiện được bán độc quyền tại chuỗi cửa hàng Siba Food và mô hình xe bán thịt Meat shop. Đến nay, hệ thống có khoảng 60 cửa hàng Siba Food và 250 Meat Shop. Kế hoạch đến 2023 sẽ mở rộng lên 100 cửa hàng Siba Food và 1.000 cửa hàng Meat Shop.
Theo BAF, nuôi heo khép kín bằng “cám chay” là xu hướng tương lai của ngành chăn nuôi, không phải là hình thức PR thức thời. Bởi tại Việt Nam, chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, chỉ sau lúa gạo. Song, trong quá trình phát triển từ quá khứ cho đến nay, tỷ trọng doanh nghiệp chăn nuôi nội địa lại khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp FDI. Trong khi, cần nhìn nhận rằng tỷ lệ giết mổ trên tổng đàn heo của các doanh nghiệp này thì lại rất ít. Do đó, 3F (feed-farm-food) là xu hướng cũng được xem là công cụ giúp doanh nghiệp nội địa cạnh tranh trên thị trường.
Về kinh doanh, quý 3/2022, BAF ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.920 tỷ đồng, giảm 49,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên do giá vốn giảm rất mạnh, lợi nhuận gộp tăng gấp 3 lần lên 215,6 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế quý BAF là 158 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với quý 3/2021. Mỗi ngày BAF "bỏ túi" 1,75 tỷ đồng lợi nhuận.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của BAF đạt 4.890 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ song lợi nhuận sau thuế đạt 286 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.
Giải trình về kết quả trên, BAF cho biết 9 tháng qua, sản lượng và doanh thu tăng do cơ cấu đàn dần đi vào ổn định, các trại mới đã đi vào vận hành. Cùng với đó, giá heo hơi trung bình quý 3 tăng 21% so với năm trước, tác động làm chỉ số kinh doanh tăng.