A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tech in Asia: Doanh thu giảm, Tiki báo lỗ tăng 39% trong năm tài chính 2022, cầm 187 triệu USD tiền mặt tại thời điểm cuối quý 3

Con số này đến từ đợt gọi vốn 258 triệu USD thực hiện vào tháng 11/2021 (chưa tính đến khoản đầu tư 90 triệu USD từ Shinhan Financial Group vào tháng 5/2022).

Tech in Asia: Doanh thu giảm, Tiki báo lỗ tăng 39% trong năm tài chính 2022, cầm 187 triệu USD tiền mặt tại thời điểm cuối quý 3

 

Nguồn tin từ Tech in Asia cho biết, nền tảng TMĐT Việt Nam – Tiki – tăng lỗ trong năm tài chính gần nhất (kết thúc vào tháng 3/2022) do doanh thu giảm. Cần lưu ý rằng, số liệu năm tài chính 2022 của Tiki được kiểm toán, tuy nhiên số liệu của năm tài chính 2021 đang được lấy ra so sánh thì không được kiểm toán.

Cụ thể, tổng doanh thu trong kỳ của Tiki ghi giảm 7% so với năm ngoái. Khấu trừ chi phí, Tiki tăng 39% mức lỗ trong năm tài chính 2022.

Tiki được biết đến là sàn TMĐT lớn tại Việt Nam, là đối thủ đối đầu với 2 “ông lớn” còn lại là Lazada và Shopee. Tiki được sáng lập bởi ông Trần Ngọc Thái Sơn vào năm 2010, khởi đầu là một nền tảng bán sách trực tuyến.

Hiện, Tiki theo đuổi cả mô hình B2B và B2C, chia tổng doanh thu thành 2 phần: doanh số bán hàng và doanh số dịch vụ. Trong đó, doanh số bán hàng chiếm tới 88% tổng doanh thu trong năm tài chính 2022.

Tại mảng dịch vụ, logistics là lĩnh vực đang mang lại nhiều doanh thu nhất cho Tiki và tăng 7% trong năm qua. Đây là điều không quá ngạc nhiên bởi Tiki đã cung cấp các dịch vụ như giao hàng nhanh từ khá sớm, tương tự chiến lược của Amazon.

Tính đến tháng 3/2022, Tiki có khoảng 187 triệu USD tiền mặt và tương đương tiền trên bảng cân đối kế toán. Con số này đến từ đợt gọi vốn 258 triệu USD thực hiện vào tháng 11/2021 (chưa tính đến khoản đầu tư 90 triệu USD từ Shinhan Financial Group vào tháng 5/2022).

Về định hướng hoạt động, ông Thái Sơn từng chia sẻ với Tech in Asia: Tiki giống “một hệ thống cấu trúc mở” nơi các startup có thể “xây dựng bất kỳ thứ gì họ cho rằng là hữu ích cho cộng đồng khách hàng và các nhà bán hàng của chúng tôi”.

Dù vậy, với xu hướng doanh thu hiện tại và việc chưa có lợi nhuận, Tiki cần “tái định hình” bản thân để duy trì lợi thế cạnh tranh ngay cả trên sân nhà, nguồn tin nhấn mạnh.

Bởi, bên cạnh Shopee và Lazada, TikTok Shop cũng đang dần trở thành một thế lực TMĐT tại Việt Nam sau khi bắt đầu hoạt động tại đây từ tháng 4 năm ngoái. Theo Tech in Asia, TikTok Shop đang đặt mục tiêu lọt top ba sàn TMĐT tại Việt Nam. Theo data.ai, TikTok hiện xếp hạng cao hơn Tiki về số lượt tải về ở hạng mục ứng dụng mua sẵm tại Việt Nam.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật