A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ tịch Trần Hùng Huy và người có liên quan nắm gần 12% vốn ACB

Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy - người làm dậy sóng cộng đồng mạng khi thể hiện ca khúc "Cô đơn trên sofa" và nhóm liên quan đang nắm lượng lớn cổ phần tại ACB.

Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) vừa công bố thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng, cập nhật vào ngày 30/7 dựa trên thông tin các cổ đông cung cấp. Theo đó, ngân hàng đang có 2 cổ đông cá nhân và 3 cổ đông tổ chức sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên.

Trong đó, ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB đang sở hữu hơn 153 triệu cổ phiếu, tương đương 3,4% vốn ngân hàng. Còn người liên quan đến ông Huy đang sở hữu 367 triệu cổ phiếu, tương đương 8,2% vốn.

Tổng cộng, ông Trần Hùng Huy và người có liên quan nắm gần 12% vốn điều lệ tại ACB.

Chủ tịch Trần Hùng Huy và người có liên quan nắm gần 12% vốn ACB- Ảnh 1.

Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB

Danh sách cổ đông cá nhân của ngân hàng này còn có bà Đặng Thu Thủy - Thành viên HĐQT ACB cũng chính là mẹ của Chủ tịch Trần Hùng Huy đang nắm hơn 53 triệu cổ phiếu ACB, chiếm 1,2% vốn. Tỷ lệ sở hữu của người có liên quan đến bà Thủy còn lớn hơn của ôn g Huy, lên tới gần 10,5% vốn ngân hàng.

Ba cổ chức ngoại là Smallcap World Fund, Inc., Boardwalk South Limited và VOF PE Holding 5 Limited nắm lần lượt hơn 112 triệu cổ phiếu, hơn 82 triệu cổ phiếu và gần 77 triệu cổ phiếu ACB, tương đương tổng tỷ lệ sở hữu hơn 6% vốn điều lệ.

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam đang giữ 69,5 triệu cổ phiếu ACB (1,6% vốn). Người liên quan của doanh nghiệp này cũng sở hữu 0,008% cổ phần tại nhà băng.

Chủ tịch Trần Hùng Huy và người có liên quan nắm gần 12% vốn ACB- Ảnh 2.

Trước đây, các ngân hàng chỉ phải công khai thông tin của cổ đông lớn nắm giữ từ 5% vốn hoặc thông tin của lãnh đạo cùng người có liên quan. Tuy nhiên, theo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7, ngân hàng cần phải công khai thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Đồng thời, danh sách người có liên quan cũng được mở rộng nhiều so với trước.

Luật mới cũng giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.

Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan