A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đê biển Tây Cà Mau oằn mình trước mùa mưa bão

Cà Mau - Đê biển Tây đang phải oằn mình gánh chịu những đợt sóng lớn, triều cường trong tình trạng sạt lở thường xuyên và nghiêm trọng mỗi khi vào mùa mưa bão.

Đê biển Tây Cà Mau oằn mình trước mùa mưa bão

Nhiều đoạn đê biển Tây Cà Mau không còn rừng, sạt lở đất đến chân đê nguy cơ sạt lở, vỡ đê rất cao. Ảnh: Nhật Hồ

Theo UBND tỉnh Cà Mau, hệ thống đê biển của tỉnh vẫn chưa được cứng hóa toàn tuyến, một số đoạn trên đê biển Tây vẫn là đê đất. Cà Mau đã trình cấp thẩm quyền để từng bước khép kín đê biển từ Tây sang Đông để đảm bảo quốc phòng, đồng thời phát triển sản xuất.

Nhiều đoạn đê biển Tây, Cà Mau không còn rừng, sóng đánh thẳng vào chân đê. Ảnh: Nhật Hồ
Nhiều đoạn đê biển Tây, Cà Mau không còn rừng, sóng đánh thẳng vào chân đê. Ảnh: Nhật Hồ

Đê biển Tây trên địa bàn tỉnh Cà Mau dài hơn 108 km, đây là công trình có vai trò phòng thủ xung yếu để bảo vệ sản xuất và đời sống người dân của cả một vùng rộng lớn bên trong, nhất là vùng ngọt hóa canh tác lúa 2 vụ, nuôi cá đồng và rừng tràm, nhất là Vườn Quốc gia U Minh Hạ...

Phía trong đê quy hoạch khu dân cư, nếu đê biển Tây Cà Mau không được bảo vệ, đầu tư, không những sản xuất khó khăn mà việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực xã Đá Bạc cũng gặp khó. Ảnh:Nhật Hồ
Phía trong đê quy hoạch khu dân cư, nếu đê biển Tây Cà Mau không được bảo vệ, đầu tư, không những sản xuất khó khăn mà việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực xã Đá Bạc cũng gặp khó. Ảnh: Nhật Hồ

Bảo vệ, phòng chống sạt lở đê biển để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất các công trình Nhà nước, sản xuất, tài sản của người dân nơi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong suốt thời gian qua.

Nhiều khu vực đê biển Tây Cà Mau được cảnh báo nguy cơ rất cao. Ảnh: Nhật Hồ
Nhiều khu vực đê biển Tây Cà Mau được cảnh báo sạt lở nguy cơ rất cao. Ảnh: Nhật Hồ

Mỗi khi bước vào mùa mưa bão, tình trạng sạt lở và xâm thực bờ biển lại trở nên thường xuyên hơn, trong đó tuyến đê biển Tây phải đối mặt với tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Nhiều đoạn đai rừng phòng hộ bị tàn phá, thân đê bị đe dọa, phải trong trạng thái được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hiện đã có hơn 52 km đê được kiên cố hoá, hơn 56 km đê đất, tổng chiều dài kè bảo vệ bờ biển gần 80 km. Dù vậy, vào mùa mưa bão, gió to, sóng lớn cùng triều cường dâng cao vẫn là mối đe dọa trực tiếp tại nhiều khu vực trên đê biển Tây.

Ông Lê Minh Vũ - Phó Trưởng trạm Quản lý đê điều Trần Văn Thời - U Minh - Phú Tân - nhận định: "Hiện nay, tuyến đê biển Tây chỉ có khả năng ứng phó tốt trong điều kiện bão ở mức độ cấp 9 trở lại".

Chân đê không còn rừng, sóng biển liên tiếp đánh vào đê. Ảnh: Nhật Hồ
Chân đê không còn rừng, sóng biển liên tiếp đánh vào đê. Ảnh: Nhật Hồ

Hiện nay, trên toàn tuyến biển Tây có 6 điểm sạt lở nguy hiểm. Trong đó có 2 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Trạm đã trình phương án xử lý đối với 2 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm này. Sẽ xuất kho rọ đá, đá và cừ tràm để xử lý trong thời gian tới. Riêng các điểm còn lại cũng đã được đưa vào phương án hộ đê.

Gia cố chân đê bằng những rọ đá, phục hồi rừng ven biển. Ảnh: Nhật Hồ
Gia cố chân đê bằng những rọ đá, phục hồi rừng ven biển. Ảnh: Nhật Hồ

Tại những đoạn đê bị mất rừng phòng hộ bên ngoài, sóng đánh thẳng vào chân đê, nguy cơ sạt lở rất cao, nhất là trong thời điểm từ tháng 8 dương lịch đến cuối năm, khi gió mùa Tây Nam trên biển hoạt động mạnh.

Sóng đánh liên tục vào chân để biển Tây cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ
Sóng đánh liên tục vào chân đê biển Tây cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Thực trạng đáng lo ngại hiện nay là dọc theo tuyến bờ biển Tây hiện còn nhiều hộ dân tại các cụm dân cư nằm ngoài đê, không được sự bảo vệ của đê biển. Họ vẫn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ mỗi khi bước vào mùa mưa bão và triều cường, nhất là trong thời gian những tháng cuối năm. Bởi lẽ, đa phần dân cư sống ven biển thường là lao động còn khó khăn nên nhà ở cũng thiếu kiên cố, tạm bợ, rất dễ bị tổn thương bởi thiên tai.

Đê biển Tây Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ
Đê biển Tây Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Nhằm bảo vệ các công trình trọng yếu, đời sống của người dân, hiện tại các ngành chức năng đang nỗ lực gia cố các bờ kè, con đê ứng phó với thiên tai, sẵn sàng huy động mọi nguồn lực, xử lý ngay các sự cố ngay từ khi mới phát sinh, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật