A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lý do Tết Đoan ngọ được xem là Tết kỳ lạ nhất của người Việt

Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 31.5 dương lịch.

Lý do Tết Đoan ngọ được xem là Tết kỳ lạ nhất của người Việt

Những thực phẩm thường được thắp hương trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Anh Trang

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ.

Người dân tổ chức Tết Đoan Ngọ để phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng, cầu mong mùa vụ bội thu.

Ở nhiều nơi, các gia đình có thói quen ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen... để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.

Theo quan niệm trong ngày Tết Đoan Ngọ, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Đoan Ngọ được xem là Tết kỳ lạ nhất của người Việt.

Sách Hà Nội địa dư, mục phong tục ghi lại tập tục, Tết Đoan Ngọ bó lá ngải, nhuộm móng tay, buộc chỉ cổ tay...

Hay Đồng Khánh địa dư chí chép: "Tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ.

Hôm ấy, người ta hái các loại thuốc cất giữ để sử dụng, hái lá ngải tùy theo năm mà bó thành hình con vật tượng trưng của năm đó".

Theo quan niệm dân gian, người dân thường kiêng vứt giày dép lộn xộn để tránh chiêu dụ tà khí, nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

Ở một số vùng miền, người lớn sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc.

Nhiều người còn cho rằng nên tránh để rơi tiền trong ngày Tết Đoan ngọ vì khi đó bạn đã đánh rơi tài lộc, khiến vận may đi xuống.

Nếu ở khách sạn hoặc nhà nghỉ, nên tránh chọn phòng đầu tiên và cuối cùng của hành lang. Hai vị trí này hút năng lượng tiêu cực, dễ khiến cơ thể nhiễm bệnh.

Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái tết có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân, là dịp để gia đình sum họp.

Ở Châu Á, Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo phong tục của từng quốc gia, mâm cúng còn có thêm các lễ vật đặc trưng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật