A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sự thật về hiện tượng bầu trời đỏ quạch như sao Hỏa gây tranh cãi

Video người dân địa phương ghi lại từ thành phố cảng Chu Sơn, Trung Quốc cho thấy bầu trời chuyển sang màu đỏ quạch dưới lớp sương mù dày đặc.

Bầu trời bất ngờ chuyển sang màu đỏ quạch khiến cư dân mạng Trung Quốc xôn xao. Sự việc xuất hiện ở Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đường chân trời đổi màu đã gây ra sự hoảng loạn cho những cư dân ghi lại hiện tượng từ nhà, ban công và đường phố.

Sự thật về hiện tượng bầu trời đỏ quạch như sao Hỏa gây tranh cãi - Ảnh 1.

Bầu trời đỏ quạch như sao Hỏa gây tranh cãi

Những video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bầu trời chuyển sang màu đỏ như sao Hỏa dưới lớp sương mù dày đặc. Bầu trời đỏ nổi bật nhất từ phía ​​cảng khiến nhiều người lo ngại về một đám cháy lớn, đã vượt quá tầm kiểm soát.

Chủ đề thịnh hành nhất trên mạng xã hội Trung Quốc là bầu trời đỏ, video thu hút hơn 150 triệu lượt xem, hàng ngàn lượt bình luận. "Tai nạn sẽ xảy ra", "Tôi nghĩ là mình nên bắt đầu dự trữ đồ ăn", "Chưa bao giờ tôi chứng kiến bầu trời đỏ như vậy", "Thực sự kinh ngạc, bầu trời đã chuyển sang màu đỏ khác lạ"... cư dân mạng bình luận.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhanh chóng đưa ra lời giải thích về hiện tượng lạ, hiếm khi xuất hiện ở Trung Quốc. Bầu trời chuyển màu đỏ rực là do hiện tượng khúc xạ và tán xạ ánh sáng, rất có thể từ đèn tàu đỗ trong cảng.

Đang mùa thu hoạch cá thu đao Thái Bình Dương, tàu thuyền trong cảng nhiều. Nhân viên cơ quan khí tượng cho biết: "Khi điều kiện thời tiết tốt, có nhiều nước trong không khí sẽ tạo thành các aerosol làm khúc xạ và tán xạ ánh sáng từ đèn tàu đánh cá, từ đó tạo ra bầu trời màu đỏ mà người dân nhìn thấy".

Các nhà sử học gần đây đã phát hiện ra các tài liệu từ năm 1770 từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, cho thấy một số người chứng kiến ​​tận mắt bầu trời chuyển sang màu đỏ kỳ lạ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng khi đó là do ảnh hưởng từ các cơn bão địa từ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết hoạt động mặt trời không có bất thường nào trong ngày xảy ra bầu trời đỏ ở Chu Sơn, Trung Quốc.

Trong sự kiện Carrington năm 1859, cơn bão địa từ dữ dội nhất trong lịch sử cho thấy các dòng điện trong khí quyển đã làm hư cuộn dây điện, khiến giấy bốc cháy.

Nếu một cơn bão địa từ tương tự xảy ra ngày nay sẽ làm hỏng hệ thống lưới điện trên toàn thế giới, khiến hàng triệu người sống trong cảnh không có ánh sáng, điện.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật