A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập

Theo dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, trong số những điểm mới đáng chú ý của dự thảo, đây là lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập.

nhat-1.jpg

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định nhiều chính sách đãi ngộ với nhà giáo. Ảnh: Thống Nhất

Cụ thể, các quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo áp dụng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và các nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đây là lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ.

Thông tin cụ thể hơn về nội dung này, đại diện ban soạn thảo cho biết, điều này nhằm “lấp đầy” khoảng trống về pháp lý đối với nhà giáo ngoài công lập khi Luật Viên chức chỉ chế tài với những người được tuyển dụng và làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập. Khi thực hiện theo Bộ Luật Lao động, nhà giáo ngoài công lập chủ yếu được chế tài với tư cách người lao động.

Theo đại diện ban soạn thảo dự thảo Luật Nhà giáo, hiện nay, Luật Giáo dục không phân biệt nhà giáo công lập hay nhà giáo ngoài công lập nhưng chưa đầy đủ các quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo. Lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách là nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động.

Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV gồm 9 chương, 50 điều. Luật Nhà giáo được đánh giá là luật mới, khó, đối tượng rộng, tác động lớn, có nhiều chính sách quan trọng, liên quan đến nhiều luật. Vì vậy, trong quá trình soạn thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn chủ động, cầu thị, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý để chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung chính sách đáp ứng yêu cầu.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật