A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

WorldFirst hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường quốc tế qua thương mại điện tử

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử được xác định là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam, đóng góp vào sự đa dạng hóa của thị trường và các mặt hàng xuất khẩu.

thương mại điện tử

Có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới cùng sự xuất hiện của các ông lớn như Amazon, Alibaba.com hay các kênh phổ biến như Shopee, Lazada, Tiktok Shop đã góp phần giúp tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam để chinh phục thị trường quốc tế.

Vào năm 2024, nền tảng thanh toán quốc tế WorldFirst và Deloitte đã phối hợp thực hiện Báo cáo Vươn đến toàn cầu: Nắm bắt tiềm năng lớn tiếp theo của thương mại số (Going-Global: Seizing the Next Great Opportunity in Digital Trade). Kết quả nghiên cứu của Báo cáo cho thấy thị trường thương mại điện tử Việt Nam thuộc nhóm những thị trường có tiềm năng lớn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, gồm các nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philipines. Báo cáo dự đoán, đến năm 2025 ngành thương mại điện tử Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng đạt đến 22% hằng năm, đưa thị trường này trở thành vị trí dẫn đầu trong khu vực.

Trên đà phát triển đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng đặt ra một số mục tiêu trong Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa đến 2030 như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa từ 6-7%/năm, trong đó, thị trường châu Âu đạt 17% kim ngạch xuất khẩu, còn châu Á đạt 50%, châu Mỹ đạt 32-22%...

Báo cáo của Deloitte và WorldFirst cũng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bắt đầu triển khai nhiều hoạt động kinh doanh trên các kênh thương mại điện tử khác nhau. Ngoài ra, họ còn mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường nước ngoài nhằm đáp ứng với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thương mại điện tử trong nước. Điều này mở ra nhu cầu tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và thanh toán.

Cầu nối quan trọng trong thương mại điện tử xuyên biên giới

Trước đây, trong thương mại và kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phụ thuộc vào các hình thức thanh toán truyền thống. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, các dịch vụ này có thể có mức phí cao, thiếu minh bạch, quy trình thẩm định chống gian lận hay chuyển đổi tiền tệ thường kéo dài nhiều ngày. Bên cạnh đó, phí giao dịch cho các khoản thanh toán bên ngoài Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có thể lên tới 0,2%-0,3% tổng giá trị giao dịch, dao động từ 5 đến 300 USD, chưa bao gồm phí chuyển khoản.

Chi phí cao và thời gian thanh toán chưa nhanh chóng cùng với xu hướng số hóa nền kinh tế là tiền đề thúc đẩy những sáng kiến cho các giải pháp thanh toán quốc tế tối ưu hơn. Là đơn vị công bố báo cáo được nhắc đến ở trên, WorldFirst cũng là một trong những giải pháp thanh toán quốc tế phổ biến. Tại thị trường Đông Nam Á, dịch vụ của WorldFirst giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thanh toán quốc tế, chuyển đổi ngoại tệ chỉ trong một tài khoản World Account.

Trong thời gian vừa qua, những sự kiện do WorldFirst tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu trong các ngành tài chính, thương mại điện tử, logistics, pháp lý đã chỉ ra một số xu hướng quan trọng trong kinh doanh toàn cầu. Theo đó, Bà Stephanie, Deputy Director tại Leaping Ape (Việt Nam) Logistics, nhấn mạnh về việc các doanh nghiệp khi kinh doanh quốc tế cần có những phương án quản lý rủi ro khi vận chuyển hàng hóa bằng đường tàu thủy như thời gian xử lý thủ tục hải quan để tránh bị lưu hàng và tăng chi phí, hay cước phí bị thay đổi...

Ở một Hội nghị về thương mại điện do Bộ Công thương tổ chức trong tháng 11 vừa rồi, các chuyên gia nhận định, thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận, triển khai ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới như hạn chế hiểu biết về quy định, pháp luật thị trường, thông tin thị trường sở tại, rào cản ngôn ngữ, thuế quan, logistics, thanh toán…

Kinh doanh toàn cầu đòi hỏi khả năng ổn định về mặt vận hành từ các doanh nghiệp, bao gồm logistics, tài chính, tuân thủ pháp lý và các yêu cầu khác. Để vượt qua những thách thức này, bên cạnh việc phát triển khung quản trị vững chắc, các dịch vụ toàn diện như WorldFirst có thể lấp đầy những khoảng trống trong bức tranh thương mại quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Bên cạnh mạng lưới hơn 130 sàn thương mại điện tử quốc tế cùng khả năng hỗ trợ nhận thanh toán tới hơn 30 loại tiền tệ và thanh toán quốc tế với gần 100 loại tiền tệ, World Account của WorldFirst cung cấp những giải pháp thanh toán toàn cầu với chi phí tối ưu cho các doanh nghiệp. Một điểm đặc biệt là tính năng này của WorldFirst còn hỗ trợ doanh nghiệp ủy quyền nhân sự để xử lý các giao dịch giúp cho việc vận hành trở nên tối ưu hơn.

WorldFirst mang đến giải pháp thanh toán quốc tế toàn diện , giúp tăng sự minh bạch trong kinh doanh và phát triển doanh số

Trong bối cảnh ngành thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, các cơ quan ban ngành không ngừng thúc đẩy quá trình số hóa nền kinh tế, đồng thời ban hành các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích giao dịch thương mại điện tử. Dự luật ưu đãi thuế cũng được dự đoán sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể, áp thuế suất 15% đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ và thuế suất 17% đối với các doanh nghiệp nhỏ. Những thay đổi này sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp, giúp họ tối ưu hóa quy trình vận hành và duy trì sức cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và toàn cầu.

Song hành với những hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể lựa chọn các giải pháp thanh toán toàn cầu như WorldFirst để giảm bớt những hạn chế trong thanh toán quốc tế. WorldFirst mang đến giải pháp thanh toán quốc tế dễ dàng, nhanh chóng và an toàn, giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng toàn cầu.

Bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh quốc tế một cách đơn giản hơn, nền tảng của WorldFirst còn góp phần vào việc minh bạch hóa quy trình giao dịch quốc tế. Đặc biệt, với những sửa đổi bổ sung một số quy định của Luật quản lý thuế sẽ có hiệu lực từ năm 2025, WorldFirst giúp người bán và người tiêu dùng dễ dàng tuân thủ các quy định mới này, bao gồm việc đăng ký, kê khai và nộp thuế một cách thuận tiện. Điều này không chỉ giảm thiểu rủi ro thất thu thuế cho nhà nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại toàn cầu.

Theo WorldFirst, chỉ với một tài khoản kinh doanh World Account, các doanh nghiệp SME tại Việt Nam có thể yên tâm kinh doanh với dịch vụ thanh toán quốc tế dễ dàng, nhanh chóng và an toàn để yên tâm phát triển doanh nghiệp của mình.

Dễ dàng: Tài khoản World Account cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận thanh toán quốc tế, chuyển đổi tiền tệ, thanh toán cho nhà cung cấp và quản lý tài chính chỉ trong một nền tảng duy nhất.

Nhanh chóng: Tài khoản World Account được mở và chấp thuận trong vài phút thông qua quy trình đăng ký tự động. 80% các khoản thanh toán quốc tế có thể được xử lý trong ngày. Đối với giao dịch đến các tài khoản World Account khác, thanh toán được thực hiện ngay lập tức.

An toàn: WorldFirst duy trì hợp tác với những ngân hàng hàng đầu thế giới. Các công nghệ tích hợp AI đảm bảo bảo mật cho các giao dịch và dữ liệu.

WorldFirst sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp SME đang kinh doanh trên sàn thương mại điện tử mở rộng quy mô ra toàn cầu. Cùng vớiđó, các doanh nghiệp SME tham gia vào hoạt động nhập khẩu có thể đơn giản hóa việc thanh toán cho các nhà cung cấp trên khắp thế giới với hơn 90 loại tiền tệ mà WorldFirst hỗ trợ. Sử dụng WorldFirst, các SME Việt Nam sẽ trở nên tự tin và kinh doanh dễ dàng trên thị trường toàn cầu.

Link bài gốc Copy link
 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật