A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập đoàn LEGO chính thức khởi công nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương: Bắt đầu sản xuất vào 2024, sản phẩm bán ở châu Á – Thái Bình Dương

Dù Covid-19 đang khiến nhiều Tập đoàn lớn trên khắp thế giới e ngại chuyện mở rộng, song câu chuyện này không bao gồm LEGO. Sau khi thông báo về việc mở rộng diện tích nhà máy tại Gia Hưng – Chiết Giang – Trung Quốc thêm 42.000m2, mới đây họ đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy thứ 6 của mình tại Bình Dương – Việt Nam.

Mô hình của nhà máy LEGO tại Bình Dương - Việt Nam.

Mô hình của nhà máy LEGO tại Bình Dương - Việt Nam.

Vào cuối năm 2021, thông tin Tập đoàn về đồ chơi cho trẻ em lớn nhất thế giới LEGO sẽ xây dựng nhà máy trị giá trên 1 tỷ USD tại Bình Dương đã râm ran trên các mặt báo. Và sau hơn 11 tháng chuẩn bị, ngày 3/11/2022, Tập đoàn LEGO đã chính thức làm lễ động thổ - khởi công xây dựng nhà máy lớn và quan trọng bậc nhất của mình.

Được biết, nhà máy sẽ được xây dựng trên khu đất rộng 44ha, kích thước tương đương 62 sân bóng đá. Nhà máy tại Bình Dương này cũng sẽ là nơi áp dụng các công nghệ tân tiến nhất để tạo khuôn, xử lý và đóng gói các sản phẩm của LEGO.

Quá trình sản xuất dự kiến bắt đầu vào năm 2024 với các nhân công địa phương có tay nghề cao, được đào tạo để vận hành các thiết bị công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo mỗi viên gạch được sản xuất có độ chính xác bằng 1/10 độ dày của một sợi tóc. Nhà máy sẽ tạo việc làm cho 4.000 người trong vòng 15 năm tới.

Về thiết kế: Được định hướng bởi niềm tin rằng trẻ em là hình mẫu lí tưởng của Tập đoàn LEGO, nhiều khía cạnh trong bản thiết kế nhà máy sẽ được lấy cảm hứng từ các ý tưởng của trẻ em địa phương.

Theo đó, hơn 40 học sinh từ Trường Tiểu học Hội Nghĩa đã được tham gia vào chương trình 'Build the Change', nơi các em sử dụng những viên gạch LEGO để tạo ra ý tưởng cho các không gian của nhân viên và không gian vui chơi tại nhà máy.

z3852949404700_e0781f1dfe9ec5cba46bd8a6998dce1c.jpg

Lễ khởi công nhà máy có sự tham dự của Thái tử kế vị Hoàng gia Đan Mạch - Frederik và Ngài Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Việt Nam.

Đây là nhà máy đầu tiên của Tập đoàn LEGO được thiết kế thành cơ sở trung hòa carbon - và là nhà máy bền vững nhất từ trước đến nay. Nhà máy sẽ được trang bị các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà và một trang trại điện mặt trời sẽ được xây dựng trên khu đất lân cận. Sự kết hợp này sẽ đáp ứng được tổng nhu cầu sử dụng năng lượng hàng năm của nhà máy.

Nhà máy cũng sẽ sử dụng các thiết bị sản xuất tiết kiệm năng lượng hiện đại nhất và sẽ được xây dựng đáp ứng mức tiêu chuẩn tối thiểu của LEED Gold – chứng chỉ công trình xây dựng xanh được công nhận trên toàn cầu. Những nỗ lực này sẽ góp phần vào mục tiêu giảm 37% lượng khí thải carbon tuyệt đối của Tập đoàn vào năm 2032 (so với năm 2019).

lego(1).jpg

Coteccons đã trúng thầu xây dựng chính của nhà máy này.

5 NHÀ MÁY HIỆN HỮU CỦA LEGO ĐANG ĐƯỢC PHÂN BỔ Ở ĐÂU?

Tập đoàn LEGO được thành lập tại thị trấn Billund - Đan Mạch vào năm 1932 bởi ông Ole Kirk Kristiansen. Cái tên “LEGO” bắt nguồn từ hai từ trong tiếng Đan Mạch là Leg và Godt, có nghĩa là “Chơi vui”. Đến nay, Tập đoàn LEGO vẫn là một mô hình công ty gia đình có trụ sở chính tại Billund. Sản phẩm của hãng hiện đang được bày bán và tiêu thụ tại hơn 130 quốc gia trên toàn thế giới.

LEGO có 5 nhà máy tại Đan Mạch, Hungary, Mexico, CH Czech và Trung Quốc. Nhà máy tại Gia Hưng – Chiết Giang là mới nhất tính đến thời điểm này. Nhà máy này được khai trương vào 2016, với nhà xưởng rộng 165.000m2 trên khu đất rộng 315.000m2, khoảng 1.200 nhân công và tổng vốn đầu tư khoảng 3 triệu Euro. 70% đến 80% sản phẩm ở nhà máy này cung cấp cho Trung Quốc và thị trường châu Á.

720_jiaxingfactory(1).jpg

 

lego.png

Nhà máy LEGO tại Gia Hưng - Chiết Giang - Trung Quốc.

Đây cũng là một nhà máy tương đối xanh của LEGO, khi họ đã lắp 17.400 tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà trong khuôn viên nhà máy và có thể tạo ra 7.000MWh điện hàng năm.

Vào đầu năm 2022, Tập đoàn LEGO đã chia sẻ về việc mở rộng nhà máy ở Gia Hưng – Chiết Giang. Theo đó, LEGO sẽ xây thêm một nhà kho cao cấp tự động mới, cơ sở đúc và một tòa nhà để xử lý quy trình. Theo đó, họ sẽ bổ sung thêm 42.000m2 nữa cho nhà máy này, nhằm tăng đáng kể năng lực sản xuất.

VÌ SAO LEGO LẠI CHỌN VIỆT NAM VÀ BÌNH DƯƠNG LÀM NƠI XÂY DỰNG NHÀ MÁY TRUNG HÒA CARBON ĐẦU TIÊN?

Câu hỏi: Vì sao LEGO chọn Bình Dương – Việt Nam để đặt nhà máy quan trọng đã được hỏi rất nhiều, lần này cũng không ngoại lệ.

z3852949499694_42c6359dd7bc19350a4b109786b671e3.jpg

 

z3852949478625_e1326b51cd22d6ff9de3ab9b411e2079.jpg

 

z3852949468829_694e98d3fbb0187f3da8731a1aecd0f4.jpg

 

z3852949434038_c2166238aba1532a6dfe0255f7125227.jpg

Những tác phẩm LEGO liên quan đến văn hóa châu Á và Việt Nam.

Theo ông Niels B. Christiansen - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn LEGO , thì có 3 nguyên do khiến ‘mối lương duyên’ này xuất hiện: đầu tiên, Việt Nam có lực lượng nhân công về thủ công mỹ nghệ lành nghề dồi dào. Đây cũng là một trong những nguyên do quan trọng, khiến Pandora – công ty về đồ trang sức số 1 thế giới, quyết định đặt nhà máy đầu tiên của mình ngoài Thái Lan, tại Việt Nam.

Khởi sự của Tập đoàn LEGO là nghề chạm khắc đồ chơi gỗ của gia đình Kristiansen. Theo năm tháng, những đồ chơi nhỏ từ gỗ biến thành đồ chơi nhỏ bằng nhựa và có thể lắp ghép thành những hình thù khác nhau, từ công cụ thô sơ như cưa/đục được tự động hóa hoàn toàn bằng robot – máy móc. Sản phẩm của LEGO có thể xem là thủ công mỹ nghệ công nghệ cao, tiên tiến và hiện đại, có trải nghiệm kỹ thuật số.

Tuy nhiên, kể cả thế thì nhân công của LEGO cũng cần có tay nghề về thủ công mỹ nghệ!

Thứ hai, với mục tiêu mở 1 nhà máy trung hòa carbon đầu tiên, LEGO nhận rất nhiều sự hỗ trợ của Khu công nghệ VISIP III, Chính quyền Bình Dương và Chính phủ Việt Nam. Dự án xây dựng nhà máy điện năng lượng mặt trời 50MW của LEGO bên cạnh nhà máy chính, đã được các cấp chính quyền liên quan duyệt rất nhanh và bắt đầu triển khai cùng lúc với nhà máy sản xuất.

z3852949487704_6aa8661332aba2ed2a4987f3c51fac5e.jpg

Khu trưng bày các bộ sản phẩm LEGO đã được lắp ghép.

z3852949507580_1dcb1dac290616e0925fca1e58f2bb3e.jpg

 

z3852949449406_71c6aaf06246efd371272c622fc3f52e.jpg

 

z3852949460056_d5e49c7abc46e6688b45934ff020149f.jpg

 

z3852949442540_37491dae8e7540a4041268f3e06b53a3.jpg

Các mô hình lắp ghép phức tạp của LEGO.

Với tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, là nhà máy thứ 2 của LEGO ở châu Á, đây là dự án công nghệ cao nhất đầu tư vào Bình Dương sau Covid-19. Đây còn được xem là sự ủng hộ của các nhà đầu tư với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về phát triển xanh.

Các sản phẩm của LEGO có tiêu chuẩn cao và an toàn cho trẻ em. Doanh nghiệp còn giúp địa phương hỗ trợ giáo dục - giúp trẻ em phát triển, hỗ trợ lực lượng giáo viên…Bình Dương cam kết sẽ tạo điều kiện để LEGO phát triển nhà máy theo đúng kế hoạch và chiến lược đã đề ra ”, Chủ tịch tỉnh Bình Dương – ông Võ Văn Minh , cho hay.

Cuối cùng, Việt Nam có vị trị chiến lược quan trọng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Ngoài ra, quan hệ thương mại của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cũng rất tốt, các nhà đầu tư trong khu vực APAC khá coi trọng Việt Nam.

z3852949532969_3a0d154295d7668098bc69109beb07a8.jpg

Ông Niels B. Christiansen - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn LEGO

Tôi không thể nói trước về vai trò của nhà máy Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của LEGO, tôi chỉ có thể tiết lộ rằng: các sản phẩm làm ra từ nhà máy này, sẽ được cung cấp cho thị trường châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Như các Tập đoàn khác, LEGO cũng muốn đặt nhà máy gần thị trường tiêu thụ nhất có thể.

1 tỷ USD không phải là con số ít, có thể xem chúng tôi đã đặt nhiều tâm huyết cho nhà máy này. Vậy nên, trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ các cấp Chính quyền, hành động thực tế đi đôi với giấy tờ, làm sao để chúng tôi có thể chính thức đi vào hoạt động sau 2 năm nữa” , ông Niels B. Christiansen bày tỏ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật