A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người dễ thất bại thường thích làm 3 việc, đừng hỏi tại sao khó làm nên nghiệp lớn

Ai cũng có thể thoát khỏi "số nghèo" khi từ bỏ 3 điều mà thần kinh doanh Nhật Bản nói tới.

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người dễ thất bại thường thích làm 3 việc, đừng hỏi tại sao khó làm nên nghiệp lớn

Inamori Kazuo là tỷ phú nổi tiếng người Nhật Bản, là huyền thoại của giới thương nghiệp và được xưng tụng là một trong "4 nhà quản lý kiệt xuất" xứ sở mặt trời mọc.

Vậy, Inamori Kazuo tài giỏi như thế nào?

Năm 27 tuổi, Inamori Kazuo thành lập Tập đoàn Kyocera. Chỉ trong 10 năm dưới sự quản lý tài ba của ông, từ một xưởng nhỏ, Kyocera trở thành một trong 500 công ty hàng đầu thế giới. Ở tuổi 52, Inamori Kazuo lấn sân sang lĩnh vực công nghệ cao còn khá mới mẻ với bản thân. Công ty viễn thông thứ hai cũng nằm trong top 500 công ty hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, lúc gần như đã đạt được đến đỉnh cao nhân sinh, Inamori Kazuo quyết định đi tu. Ông bỏ lại mọi thứ, trở về cuộc sống lặng lẽ đời thường, ngày ngày tay gõ mõ, chân đi dép rơm. Sau đó ông được Thủ tướng Nhật Bản mời về để cứu hãng hàng không Nhật Bản JAL khỏi bờ vực sụp đổ. Chỉ 424 ngày sau khi Inamori tiếp quản công việc, tình hình JAL bắt đầu khởi sắc, chuyển từ lỗ thành lãi và quay trở lại hàng ngũ top 500 thế giới.

Có thế nói, những thiên tài kinh doanh như vậy trên thế giới không nhiều. Thành công đến với Inamori có phải chỉ đơn giản bằng tài năng thiên phú, môi trường phát triển rất tốt không?

Thực tế hoàn toàn khác. Inamori Kazuo không được sinh ra trong một gia đình giàu có. Ngày còn nhỏ, gia đình ông nghèo lại đông anh chị em cho nên cơm không đủ ăn, học hành cũng chẳng tới nơi tới chốn. Sau này lớn lên, cuộc sống Inamori Kazuo khá hơn trước nhưng vẫn không tránh khỏi được sự coi thường của những người xung quanh.

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người dễ thất bại thường thích làm 3 việc, đừng hỏi tại sao khó làm nên nghiệp lớn - Ảnh 1.

Có được thành tựu như ngày hôm nay, tất cả đều nhờ vào sự chăm chỉ và nỗ lực phi thường của bản thân ông. Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, ông đã có những cái nhìn sâu sắc về nhân sinh, về thành bại trong cuộc đời. Ông nhận ra rằng những người dễ thất bại trong cuộc sống, khó làm nên thành tựu trong đời thường thích làm nhất 3 việc này:

1. Tiêu tiền vào những thứ không quan trọng

Có một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống là khi càng nghèo thì người ta càng coi trọng thể diện. Vì sĩ diện, họ sẵn sàng chạy theo những thứ vượt quá khả năng tài chính của bản thân. Không có nhiều tiền nhưng luôn nghĩ mua cái gì cũng phải đắt nhất, đẹp nhất, làm gì cũng phải hoành tráng, linh đình.

Hiện tượng này được thể hiện rất rõ qua các khoản nợ tín dụng của giới trẻ hay các khoản vay trực tuyến phổ biến trong những năm gần đây. Họ thậm chí có thể đi vay tiền trả lãi để mua đồ hiệu và vẫn cảm thấy rất thoải mái. Họ không ngần ngại bán thân xác, thậm chí bán cả tương lai của mình để mua những chiếc túi, thỏi son hàng hiệu, thỏa mãn mong muốn nhưng kỳ thực lại đang tự đẩy bản thân và hoàn cảnh thê thảm hơn.

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người dễ thất bại thường thích làm 3 việc, đừng hỏi tại sao khó làm nên nghiệp lớn - Ảnh 2.

Tiền bạc đối với một vài người quả thực rất dễ kiếm, nhưng đối với phần lớn mọi người thì lại không dễ dàng chút nào. Bởi vậy mới có những lúc cần tiền mà lại không có tiền. Điều đó thực sự khiến cho chúng ta cảm thấy bất lực. Sống ở đời, thay vì những lúc vung tiền quá trán, chi têu vào những thứ vô bổ, bạn vẫn nên có cho mình một tài khoản tiết kiệm, để phòng cho những tình huống bất ngờ xảy đến.

2. Tham gia vào các bữa tiệc vô nghĩa

Thời trẻ, Kazuo Inamori luôn chăm chỉ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Trong nhiều tháng liên tiếp, hầu như ông không rời khỏi nơi này và từ chối tất cả các bữa tiệc. Ông cũng nhận ra rằng việc này giúp ông tập trung vào công việc và không bị phân tâm vào những thứ không quan trọng khác.

Khi còn trẻ, chúng ta thường thích những nơi náo nhiệt, đông vui như những bữa tiệc cùng bạn bè. Nhiều người cho rằng việc tham gia vào những bữa tiệc đó sẽ giúp họ có thể gặp gỡ nhiều người hơn, tạo dựng các mối quan hệ xã hội và có lợi về sau. Điều này chỉ đúng khi đó là cuộc gặp gỡ của những người bạn "chất lượng" thay vì những "con nhậu".

Người thông minh và thành công họ không dựa vào người khác để cho thấy sự tồn tại của mình và cũng không bao giờ chọn "bạn nhậu" để trao sự tin tưởng. Thay vì tham gia vào những buổi tiệc vô bổ, họ sẽ dành thời gian để tự phát triển chính mình và không cố ép bản thân làm việc mình không thích hay không cần thiết.

3. Ảo tưởng phi thực tế về làm giàu

Kazuo Inamori từng kiếm được hàng triệu USD trong năm đầu tiên kinh doanh. Khi đó, nhiều đồng nghiệp làm việc chăm chỉ với ông muốn chia cổ tức vào cuối năm nhưng không được ông đồng ý. Thậm chí, một số người còn đe dọa: "Nếu không trả cổ tức, họ sẽ nghỉ việc hàng loạt."

Cuối cùng, Kazuo Inamori đã dành ra ba ngày để cố gắng xoa dịu tình hình hỗn loạn, đồng thời cho những người trẻ tuổi hiểu rằng làm ăn kinh doanh là con đường lâu dài, họ không nên mơ mộng làm giàu trong một sớm một chiều.

Trong cuộc sống này, không ít người cũng từng cố gắng với những kế hoạch của bản thân, với cái mà người ta thường gọi là "khởi nghiệp" nhưng lại không đạt được thành công như kỳ vọng. Đôi khi chẳng phải do họ không có tài hay chưa đủ chăm chỉ mà chỉ đơn giản là họ chưa nhìn ra được khả năng của mục tiêu đề ra.

Cụ thể, họ cho rằng mình đang khởi nghiệp nhưng lại không có một mô hình hay chiến lược kinh doanh cụ thể, cũng không nhìn ra được những triển vọng trong tương lai. Vậy khi đó, điều gì khiến họ vẫn mù quáng theo đuổi con đường của mình ?

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người dễ thất bại thường thích làm 3 việc, đừng hỏi tại sao khó làm nên nghiệp lớn - Ảnh 3.

Đó là những cái lợi trước mắt, những thứ hào nhoáng ở thời điểm đó đã che mất đi tầm nhìn của họ. Đôi khi bạn đâm đầu vào một công việc có thể giúp bạn kiếm nhiều tiền một ngày, cứ thế bạn chìm trong mơ tưởng: "Với lợi nhuận như vậy, sau 1 năm, tôi sẽ trở nên giàu có. Tôi chẳng cầu mong gì hơn." Nếu thị trường ổn định, mọi thứ có thể sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch.

Tuy nhiên, thị trường luôn biến động, nếu bạn chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không có những kế hoạch phát triển hay đối phó với rủi ro. Sẽ nhanh tôi, bạn sẽ thất bại. Tóm lại, có một tinh thần hứng khởi và nhiệt huyết trong công việc là tốt nhưng cũng đừng khởi nghiệp một cách mù quáng. Những người nhanh thất bại nhất chính là những người luôn muốn giàu có trong một sớm một chiều. Người thành công họ làm một nghìn việc nhỏ để tạo nên thành công, chứ không chỉ làm một việc rồi ngồi đấy mơ mộng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật