A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Con đường vươn đến vị thế hàng đầu ngành Tiêu dùng - Bán lẻ của Masan

Masan là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân nhiều năm liền có hoạt động M&A đáng chú ý nhất trên thị trường kể cả về mặt giá trị lẫn số lượng thương vụ.

Nhờ có chiến lược M&A hiệu quả, Masan nhanh chóng mở rộng ngành hàng, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và tạo hệ sinh thái bền vững. Do đó, nhắc tới Masan hôm nay không còn chỉ là câu chuyện nước tương, nước mắm, mì gói… mà còn là câu chuyện dẫn dắt thị trường Tiêu dùng - Bán lẻ trong nước.

Khách hàng ưa chuộng mặt hàng tươi sống trong cửa hàng WinMart+
Khách hàng ưa chuộng mặt hàng tươi sống trong cửa hàng WinMart+

Nếu như nhiều cuộc M&A được thực hiện khi bên bán đang đối mặt với thua lỗ, đình trệ, nguy cơ giải thể, ngừng hoạt động thì Masan lại luôn tìm các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, giàu tiềm năng và phù hợp với hệ sinh thái để mua lại. Thương hiệu được Masan để mắt phải có thương hiệu uy tín, có vị thế dẫn đầu trong ngành hàng, có khả năng sinh lời cao sau sáp nhập.

Nói như Tổng giám đốc Tập đoàn Masan, ông Danny Le: “Khi mua cổ phần tại các công ty khác, dù ở mức chiến lược hay cổ phần chi phối, Masan đều xác định không đi mua doanh thu hay lợi nhuận, mà mua “nền tảng” phục vụ chiến lược chung của Masan. Nền tảng ở đây có thể là công nghệ tốt, giúp tạo ra sản phẩm tốt nhất với giá hợp lý phục vụ người tiêu dùng; Nền tảng cũng có thể là mạng lưới phân phối sẽ giúp Masan mở rộng hơn nữa hệ thống phân phối vốn đã rất tốt của mình, hoặc giúp Masan xây dựng và gìn giữ thương hiệu mạnh của Việt Nam”.

Lấn sân vào thị trường đồ uống bằng việc mua 50,11% cổ phần của Công ty Vinacafe Biên Hòa (VCF) vào năm 2011, đến nay, tỉ lệ sở hữu này của Masan được nâng lên 98,5%. Khi chọn mua CP chi phối tại VCF, lúc này VCF đã là thương hiệu café hòa tan số một tại Việt Nam.

Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí
Khách hàng của Reddi có thể sử dụng các gói dữ liệu thiết yếu miễn phí

Năm 2013, Masan tiếp tục tiến sâu hơn vào ngành giải khát khi mua 24,9% cổ phần của nước khoáng Vĩnh Hảo. Đến tháng 3 thì Masan mua thêm cổ phần và tăng tỷ lệ sở hữu lên 63,5%. Am hiểu thị trường đồ uống, tháng 11/2015, Masan tiếp tục mở rộng ngành nước khoáng, thông qua công ty con (Masan Beverage) mua lại 65% cổ phần Công ty Nước khoáng và Thương mại dịch vụ Quảng Ninh - công ty nổi tiếng với thương hiệu nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh và Faith.

Năm 2019, thực hiện thương vụ đình đám, Masan mua lại hệ thống siêu thị/cửa hàng WinMart/WinMart+ từ tay Vingroup, chấp nhận ôm khoản lỗ trước mắt, lùi một bước để tạo bệ phóng vững chắc dẫn dắt bán lẻ Việt. Kết quả, hệ thống bản lẻ này hòa vốn sau 1 năm và có lãi sau 7 quý về tay Masan, dư địa tăng trưởng đột phá trong tương lai.

Cũng trong năm 2019, Masan công bố mua 60% cổ phần công ty bột giặt NET. Giao dịch này nhất quán với chiến lược 5 năm của Masan nhằm mở rộng doanh mục sản phẩm và mang đến lợi ích tốt nhất cho 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam (thị trường 3,1 tỷ USD).

Đặt mua trà, cafe Phúc Long qua ứng dụng di động và được phục vụ tận nơi
Đặt mua trà, cafe Phúc Long qua ứng dụng di động và được phục vụ tận nơi

Năm 2021, Masan mua lại 20% Công ty cổ phần Phúc Long và nhanh chóng nâng tỷ lệ sở hữu này lên mức chi phối 51% vào tháng 1/2022. Đây là một trong những thương hiệu chuỗi bán lẻ trà và cà phê hàng đầu Việt Nam.

Tháng 9/2021, Masan công bố hoàn tất giao dịch mua lại 70% cổ phần công ty truyền thông Mobicast (sở hữu nhà mạng Reddi). Nhà mạng này sẽ là giải pháp số hóa toàn bộ các nền tảng tiêu dùng từ các công ty thành viên và liên kết thuộc họ Masan với khoảng 15 triệu người thường xuyên sử dụng các dịch vụ số.

Nhìn lại những cuộc M&A tốn giấy mực của Masan để thấy công thức tăng trưởng, mở rộng thị trường của doanh nghiệp này đã chứng minh được hiệu quả rõ nét. Sau M&A những mảnh ghép được lắp ráp hoàn thiện, tương thích hệ thống và bổ trợ cho nhau để tạo nên nền tảng Point of Life, một điểm đến đa trải nghiệm.

Khách hàng mua sắm tại cửa hàng WinMart+ nhượng quyền tại Bắc Giang
Khách hàng mua sắm tại cửa hàng WinMart+ nhượng quyền tại Bắc Giang
Mô hình cửa hàng mini-mall thu hút khách hàng
Mô hình cửa hàng mini-mall thu hút khách hàng

Nắm trong tay hệ thống bán lẻ lớn nhất cả nước, gần 2.800 siêu thị/cửa hàng WinMart/WinMart+ và sẽ được nhân rộng thành 10.000 điểm tự vận hành, 20.000 điểm nhượng quyền vào năm 2025, rõ ràng Masan xác lập vị thế “ông lớn” trong ngành về quy mô. Không chỉ cơ cấu sản phẩm trong siêu thị hợp lí, Masan còn đem đến trải nghiệm phù hợp với nhiều lứa tuổi và sở thích cá nhân tại chính hệ thống bán lẻ của mình.

Không ai nghĩ đi siêu thị có thể mua dược phẩm, trà sữa, thực hiện giao dịch ngân hàng, hòa mạng di động. Chính Masan là đơn vị làm điều đó, tạo sự khác biệt và hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian mua sắm của khách hàng.

Trong năm 2022, Tập đoàn đặt mục tiêu tăng tốc nhân rộng mô hình một điểm đến, đa tiện ích với 2.000 cửa hàng theo 5 hình thức khác nhau, dựa trên phân tích đặc trưng của từng thành phố, ngoại ô, nông thôn ở các cửa hàng mới mở cũng như cửa hàng hiện có. Với tầm nhìn xa trông rộng và năng lực thực thi của Masan, kế hoạch này hoàn toàn nằm trong tầm với.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan