A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

4 nền tảng xây dựng doanh nghiệp trường tồn

Nếu ví doanh nghiệp như một chiếc bàn, thì để đứng vững trước mọi biến động của thương trường, chiếc bàn này cần phải xây đủ và chắc chắn 4 chân: Chiến lược, hệ thống, con người, văn hóa doanh nghiệp.

Ngày 13/10 hàng năm được ghi nhận là ngày Doanh nhân Việt Nam vì đây là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vào ngày này, không khó để bắt gặp các hoạt động, sự kiện tụ hội, tôn vinh và tri ân các doanh nhân Việt có đóng góp to lớn cho kinh tế, xã hội, khích lệ cộng đồng doanh nghiệp Việt phát triển vững mạnh.

4 nền tảng xây dựng doanh nghiệp trường tồn - Ảnh 1.

Nhưng tại Công ty Đào tạo Tư vấn PDCA, không cần chờ tới ngày 13/10 hàng năm, mỗi hoạt động, sự kiện diễn ra đều là đại hội cho doanh nhân Việt trau dồi và tăng cường nội lực, sức khỏe để doanh nghiệp trường tồn, bởi vì…

Xuất thân từ vùng quê nghèo Thái Nguyên, ông Hoàng Đình Trọng - Chủ tịch Công ty PDCA đã từng kinh doanh, đã từng thành công và cũng đã từng phá sản. 8 tỷ - Đó là "học phí" ông phải trả cho trường đời sau 8 lần "đập đi xây lại". Một lần phá sản là một bài học điếng người, là một lần cải tiến, là quyết tâm nghiên cứu cho bằng được cách làm doanh nghiệp bài bản.

Ông Trọng học nhiều, đọc nhiều. Ông đi khảo sát thực tế quản trị của các doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam và Nhật Bản - Quốc gia chiếm tổng số doanh nghiệp trường tồn cao nhất trên thế giới. Quá trình đó đã thai nghén và cho ra đời 2 công trình ông Trọng dày công nghiên cứu: 50 doanh nghiệp trong top Fortune 500; 2000 CEO tại Việt Nam.

4 nền tảng xây dựng doanh nghiệp trường tồn - Ảnh 2.

Bộ 2 công trình nghiên cứu nặng trĩu

Giông bão, nếu không thể hạ gục bạn, sẽ làm bạn trưởng thành. Ông Trọng đã từ trong thử thách, tìm ra được con đường kinh doanh khoa học, bài bản. Lúc này, ông đồng thời nhận ra hầu hết các chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề như: Kỹ sư, bác sĩ, luật sư, giáo viên… đều cực kỳ bản lĩnh và giỏi chuyên môn nhưng lại thiếu kiến thức quản trị bài bản một cách trầm trọng.

Đó là lý do PDCA ra đời, với tầm nhìn sẽ trở thành tổ chức sản xuất doanh nghiệp bài bản, tự động hàng đầu thế giới. Hướng đến đối tượng khách hàng là các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, với phương châm phục vụ khách hàng trên sự mong đợi, chủ tịch và đội ngũ PDCA luôn tâm tâm niệm: Mỗi hoạt động, sự kiện tại PDCA luôn là một ngày hội hữu ích dành cho doanh nhân Việt.

Đến nay, trong suốt 8 năm kiên trì bền bỉ với tín niệm đó, PDCA đã hỗ trợ hơn 30.000 chủ doanh nghiệp chuyển đổi ngoạn mục. Tại đầu vào là "nhà máy PDCA", các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ là sẽ được "lắp đặt" 4 nền tảng xây dựng doanh nghiệp trường tồn sau:

Chiến lược

Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động nhất quán của một tổ chức trong dài hạn nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Mà cặp bài trùng của chiến lược chính là mục tiêu và đích đến của con tàu doanh nghiệp.

Không có mục tiêu chính xác, mọi chiến lược chỉ là khiến con tàu doanh nghiệp đi Đông đi Tây, chứ không hướng về, chinh phục một mục tiêu chung tối ưu.

4 nền tảng xây dựng doanh nghiệp trường tồn - Ảnh 3.

Công cụ MVGSM để lập mục tiêu, chiến lược cho doanh nghiệp

Hệ thống

Hệ thống tập hợp các yếu tố có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau trong doanh nghiệp để thiết lập các mục tiêu, chính sách và quy trình để hạn chế sự phụ thuộc vào bất cứ lãnh đạo, nhân tài hay năng lực nào, giúp tự động hóa quá trình điều hành doanh nghiệp. Hệ thống hóa các hoạt động trong doanh nghiệp tạo ra một bản thiết kế có thể tinh gọn, nhân bản và nhượng quyền kinh doanh.

Con người

Andrew Carnegie - "Ông vua thép" đã để lại câu nói này trên bia mộ của mình: "Đây là nơi yên nghỉ của một người biết cách tập hợp những người tài giỏi hơn mình".

Nhân lực phù hợp là nguồn lực mang tính chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Làm sao để khai thác và tối ưu hóa nguồn lực này vẫn đang là bài toán nan giải của các chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề.

4 nền tảng xây dựng doanh nghiệp trường tồn - Ảnh 4.

Đội ngũ PDCA tiến về Bến Tre tổ chức chương trình "Ngày hội mục tiêu"

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói và hành động như một thói quen. Văn hóa doanh nghiệp như không khí, dù vô hình nhưng luôn hiện diện.

Người trưởng thành hít thở 10.000 lít không khí mỗi ngày mà hiếm khi nhận thức được tầm quan trọng của nó cho tới khi bị khó thở hoặc khi hít vào quá nhiều không khí bẩn gây bệnh tật. Cho nên, văn hóa doanh nghiệp là vũ khí hữu hiệu nhất để chinh chiến trên thương trường nội địa, thậm chí vươn ra thế giới mà vẫn giữ được bản sắc riêng.

Tìm hiểu thêm để xây dựng nền tảng bài bản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây, hoặc gọi hotline 089.959.8668 để được tư vấn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan