A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển nông nghiệp bền vững

Trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, chiều 31/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) kiến nghị Chính phủ phân cấp cho tỉnh được chủ động quyết định chuyển đổi nội hàm cơ cấu cây trồng, vật nuô; Quyết định tỷ lệ xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ trong nội bộ đất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả cao.

Chống biến đổi khí hậu: Cần chú trọng giải pháp cho ngành nông nghiệp

Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan đánh giá cao báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các ủy ban Quốc hội về bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023. Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khó khăn, nhận diện rõ những vướng mắc, thách thức sắp tới để đề ra các giải pháp ứng phó phù hợp…

Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, chiều 31/5

Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, chiều 31/5

“Trong 11 nhiệm vụ trọng tâm bao trùm các lĩnh vực kinh tế, xã hội mà Chính phủ đã đề ra trong thời gian sắp tới, nhiệm vụ số 6 đã thể hiện Chính phủ sẽ quyết liệt triển khai chiến lược, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng. Tôi cho rằng đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết, phải nỗ lực triển khai thường xuyên để đảm bảo sự chủ động thích ứng, bảo vệ cộng đồng, môi trường tự nhiên, an toàn, ổn định phát triển đời sống kinh tế, xã hội của quốc gia và để thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Cop 26; Thể hiện một đất nước Việt Nam trách nhiệm, hành động, sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu”, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho biết.

Tuy nhiên để có thể hiện thực hóa các cam kết trên, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành sau khi có kế hoạch cụ thể, mục tiêu rõ ràng, phân định trách nhiệm những bên liên quan, cần phải có cơ chế giám sát đánh giá chặt chẽ, thường xuyên, liên tục đôn đốc, kiểm tra tính hiệu quả của mỗi chương trình; Ứng dụng công nghệ số, khoa học dữ liệu, giải pháp thông minh và khoa học công nghệ trong hành động của Việt Nam. Các bộ, ngành có chính sách quy hoạch phát triển dài hạn lồng ghép mục tiêu thích ứng và mục tiêu giảm phát thải; Cần đặc biệt chú trọng đến các giải pháp cho ngành Nông nghiệp vì đây là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam (gần 20% GDP), liên quan rộng đến nhiều bộ phận xã hội trong cả nước (54% dân số lao động, gần 35% diện tích đất của cả nước), vừa là ngành chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, lại đồng thời là ngành tạo ra lượng phát thải lớn chiếm đến 10-25%.

Giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triên nông nghiệp

Tại nghị trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan đã chuyển tới Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ý kiến của cử tri huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai nói riêng và một số huyện ngoại thành Hà Nội như:

Hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được thực hiện theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ. Nghị định này đã giúp nhiều địa phương tháo gỡ những khó khăn, thành phố Hà Nội đã rất quyết tâm chỉ đạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, việc chuyển đổi còn tồn tại một số hạn chế.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan kiến nghị giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các địa phương phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả

Đại biểu Nguyễn Thị Lan kiến nghị giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các địa phương phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả

“Để chuyển đổi, các tỉnh phải báo cáo hàng năm nên địa phương thiếu tính chủ động như: cần có hướng dẫn đầy đủ hơn về việc lắp đặt hệ thống nhà màn, nhà lưới; cần có quy định mật độ xây dựng một số công trình phụ trợ phục vụ phát triển sản xuất như nhà sơ chế, nhà tạm bảo vệ…; cần quy định việc chuyển đổi đất trồng lúa sang chăn nuôi; cần có hướng dẫn đầy đủ hơn về việc xây chuồng trại để nuôi thủy sản kết hợp thủy cầm.

Cử tri và Nhân dân đề nghị phân cấp cho các tỉnh được chủ động quyết định chuyển đổi nội hàm cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản; Quyết định tỷ lệ xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ trong nội bộ đất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả cao”, đại biểu Nguyễn Thị Lan kiến nghị.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật