A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyện về cặp đa di sản - cứu tinh của dân làng Hải Phòng

Hải Phòng - Với người dân địa phương, 2 cây đa trong đền Đồn Riêng (Dương Kinh, Hải Phòng) như vị "cứu tinh", giúp dân làng vượt qua trận bão lớn năm 1955.

Chuyện về cặp đa di sản - cứu tinh của dân làng Hải Phòng

Cây đa di sản trong khuôn viên đền Đồn Riêng - di tích văn hóa lịch sử TP Hải Phòng. Ảnh: Mai Dung

Cặp đại thụ trong ngôi đền thiêng

Đền Đồn Riêng nằm trên địa bàn phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh, Hải Phòng, là một trong những đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương, tứ vị Hoàng Tử, tướng quân Phạm Ngũ Lão, danh tướng Yết Kiêu và Nhị vị Cô Nương. Năm 2009, đền được công nhận Di tích lịch sử cấp thành phố.

Theo Lịch sử Đảng bộ TP Hải Phòng, đền Đồn Riêng toạ lạc chính nơi bãi bồi của sông Riêng lịch sử, giữa cảnh quan ngoạn mục bởi làng xóm, sông nước mây trời rợp bóng cây xanh. Lớp cổng phía tả - hữu xây kiểu hai tầng mái đao cong, nhô giữa lớp tường bao hoa thoáng được phân cách bởi đôi cột trụ chữ nhật khối có đỉnh nóc tạo dáng kiểu đèn lồng chạy hai gờ chỉ.

Đền Đồn Riêng được công nhận Di tích lịch sử cấp thành phố năm 2009.

Đền Đồn Riêng được công nhận Di tích lịch sử cấp thành phố năm 2009.

Đền có cấu trúc kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Nội thất ngôi đền đã được trùng tu vững chắc kín trên, liền dưới trong sự phối hợp hài hòa, đồng điệu giữa vật liệu gỗ đá truyền thống với cột bê tông vê tròn, đế vuông bát giác. Họa tiết trang trí chủ đạo là hình hoa lá hoa, long, sư tử, phượng… tạo vẻ linh thiêng, không xa rời kiến trúc truyền thống của di tích.

Ngoài kiến trúc ấn tượng, đền Đồn Riêng còn nổi tiếng với cặp cây đa di sản bề thế, sừng sững ôm trọn khuôn viên di tích. Theo các bậc cao niên kể lại, khi mới xuống đây lập ấp đã có ngôi đền và hai cây đa xanh tốt vươn cao giữa rừng cây ngập mặn trong cảnh hoang sơ nơi bãi biển. Đến nay, chưa có chứng cứ nào xác định được hai cây đa có từ bao giờ nhưng so với hai cây đa còn lại của làng Hợp Lễ trồng trên đường nhà Mạc từ năm 1905 thì hai cây đa ở Đền Đồn Riêng to hơn nhiều.

3

Hai cây đa trong đền Đồn Riêng được công nhận cây di sản.

Vị cứu tinh trong cơn bão lớn

Trong 2 cây đa di sản, cây phía trước đền có gốc vằn vện, xù xì. Từ gốc cây lên 2 mét, thân cây chia làm 2 nhánh, một nhánh nghiêng mình soi bóng xuống mặt hồ, một nhánh xòe vào trong sân đền. Cây đa phía sau đền dáng đứng thẳng, tán xòe rộng như một chiếc dù lớn che mát một nửa mái đền. Gốc cây có nhiều lớp rễ bám xuống đất xoắn xuýt như những bắp chân khổng lồ, phải nhiều người ôm mới xuể.

Cây đa phía sau đền dáng đứng thẳng, tán xòe rộng như một chiếc dù lớn che mát một nửa mái đền.

Cây đa phía sau đền dáng đứng thẳng, tán xòe rộng như một chiếc dù lớn che mát một nửa mái đền.

Người dân kể lại rằng, hai cây đa là hai vị “cứu tinh”. Trận bão năm 1955, khi nước dâng to, dân làng vào trú ở trong đền đã chật, nhiều người phải trèo lên hai cây đa. Các cành của hai cây đa như hàng trăm cánh tay vươn ra cứu vớt người dân thoát nạn.

Sau sự kiện này, người dân làng có bài thơ “Nhớ năm bão lụt nước dân - Cuốn phăng tất cả mấy trăm nóc nhà - Riêng Đình và hai cây đa - sừng sững đứng đó để mà cứu dân - Tạ ơn đức Thánh ngàn lần - Ra tay cứu nạn chúng dân được nhờ“. Tại gốc đa trước sân đền, người dân đặt bát hương để tôn thờ hai cây Đa như hai vị “cứu tinh”.

7

Gốc cây có nhiều lớp rễ bám xuống đất xoắn xuýt như những bắp chân khổng lồ, phải nhiều người ôm mới xuể.

8

Trận bão năm 1955, các cành của hai cây đa như hàng trăm cánh tay vươn ra cứu vớt người dân thoát nạn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật