A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Số giáo sư đang làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học tăng

Số giáo sư đang làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học năm 2024 tăng so với năm 2023 nhưng vẫn ít hơn năm 2022.

Tại Hội nghị Giáo dục đại học năm 2024, sáng 9.8, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, thống kê từ các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm cho thấy số lượng đội ngũ giảng viên toàn thời gian trong 3 năm gần đây cụ thể như sau:

Thống kê từ Hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học do Bộ  xây dựng và quản lý thống nhất (HEMIS), năm 2024, cả nước có 743 giáo sư đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học.

Thống kê từ Hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học do Bộ xây dựng và quản lý thống nhất (HEMIS), năm 2024, cả nước có 743 giáo sư đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học.

Như vậy, số lượng giáo sư công tác trong các cơ sở giáo dục đại học tăng so với năm 2023 nhưng vẫn thấp hơn năm 2022. Số lượng phó giáo sư là hơn 5.600 người, tăng gần 400 người so với năm 2023.

Trong khi đó vẫn còn hơn 6.000 giảng viên có trình độ đại học. Số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ qua ba năm (2022 - 2024) có tăng nhưng tăng chậm.

Bà Thủy đánh giá, cơ chế tự chủ cho phép các trường đẩy mạnh công tác tuyển dụng và nhân sự theo hướng nâng cao chất lượng.

Một số trường chủ động xây dựng đề án vị trí việc làm, chủ động trong công tác tuyển dụng, kí kết hợp đồng làm việc với những giảng viên có trình độ tiến sĩ và có năng lực nghiên cứu; đồng thời, sắp xếp, cơ cấu lại và giảm biên chế tuyển dụng các vị trí viên chức, hành chính và người lao động phục vụ.

Tuy có những kết quả khả quan về phát triển đội ngũ, nhưng tỉ lệ giảng viên được đi đào tạo nâng cao trình độ trong nước và nước ngoài theo Đề án 89 (Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019- 2030) có tỉ lệ thấp so với mục tiêu của Đề án.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học. Ảnh: Bộ GDĐT

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Bộ GDĐT

Năm 2022, 2023 số người đi đào tạo tiến sĩ trong nước và nước ngoài theo đề án 89 đạt tỉ lệ thấp. Theo đó, trong nước đạt dưới 50%, nước ngoài đạt dưới 70%.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng đối với việc đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên cho các cơ sở giáo dục đại học là quy mô đào tạo tiến sĩ bắt đầu tăng mạnh ở tất cả các khối ngành so với năm 2023.

Quy mô đào tạo tiến sĩ theo từng năm học.

Quy mô đào tạo tiến sĩ theo từng năm học.

Theo đó, các khối ngành tăng mạnh nhất gồm: Toán và Thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng… tăng 637 nghiên cứu sinh (NCS) với tỉ lệ tăng 33,32% so với năm 2023. Khối ngành Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên tăng 390 NCS với tỉ lệ tăng 57,52%; khối ngành Đào tạo giáo viên tăng 350 NCS với tỉ lệ tăng 51,32%...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan