Trẻ em ngủ trưa và không ngủ trưa có IQ rất khác nhau: Cha mẹ cần lưu ý!
Lối sống thức khuya, sáng dậy muộn, đến bữa trưa mới ăn sáng, không chịu ngủ trưa làm giảm khả năng phát triển của con trẻ. Cha mẹ thực sự phải điều chỉnh lại lối sống của con kẻo sau này hối hận.
Lối sống hiện đại khiến con người sống về đêm nhiều hơn, nhiều người coi thức dậy buổi sáng là không cần thiết vì tối trước đó đã chăm chỉ miệt mài thức khuya để làm việc. Trẻ em sống cùng với cha mẹ, người lớn cũng dần dần học theo lối sống không khoa học, trái với tự nhiên này. Nhiều cha mẹ vẫn tưởng chỉ cần cho con đi học thật nhiều lớp của các thầy cô có tiếng, từ học thuật tới năng khiếu, là có thể giúp con thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng là điều cơ bản dễ thực hiện nhất để trẻ đạt được những mốc tăng trưởng tốt thì cha mẹ lại ngó lơ một cách đáng tiếc.
Theo một số nghiên cứu từ các chuyên gia tại Trung Quốc cho thấy thói quen ngủ trưa sẽ giúp trẻ cải thiện trí nhớ, hỗ trợ trao đổi chất, tăng cường chiều cao... Trong khi đó, những trẻ có thói quen giữ một giấc ngủ trưa ngắn trong ngày thường có khả năng tập trung và thông minh hơn. Cụ thể, một số những lợi ích vô cùng quan trọng của giấc ngủ trưa đối với trẻ nhỏ mà ba mẹ cần lưu ý giúp con thực hiện:
1. Ngủ trưa giúp trẻ có nhiều năng lượng hơn
Sau khi học tập và vui chơi vào buổi sáng, trẻ cũng cần thời gian tĩnh lại để phục hồi lại năng lượng, giúp cho nửa ngày còn lại của trẻ có những hoạt động chất lượng hơn và tập trung hơn. Những trẻ thường ngủ và không ngủ trưa có một khoảng cách lớn về sức khỏe.
Lí do đơn giản là vì trong quá trình ngủ trưa, một số cơ quan trong cơ thể trẻ sẽ tự phục hồi những tổn thương, thúc đẩy sự hoàn thiện hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Nếu phải liên tục hoạt động không ngừng nghỉ cả ngày, chức năng tự sửa chữa của cơ thể trẻ sẽ bị suy giảm rất nhiều, lâu dần có thể sinh ra bệnh.
2. Ngủ trưa giúp trẻ có trí nhớ và IQ tốt hơn
Nghiên cứu của các nhà khoa học phát hiện rằng, một người có trí nhớ tốt thường sẽ trải qua hai quá trình ổn định và củng cố trước khi thực sự được não bộ ghi nhớ. Khi thức, quá trình ổn định sẽ diễn ra, còn khi ngủ chính là khi trẻ được trải qua quá trình củng cố.
Không ngủ trưa, trẻ mất đi chính bước đệm để cải thiện trí nhớ, phát huy trí tưởng tượng, suy nghĩ tỉnh táo và tập trung hơn thay vì cáu gắt, tâm trí bị loạn đi. Lợi thế chắc chắn của những trẻ có ngủ trưa chính là cải thiện trí nhớ và khả năng suy luận so với trẻ không được rèn luyện thói quen này.
3. Trẻ ngủ trưa có khả năng phát triển chiều cao tốt hơn
Từ 12 giờ đến 15 giờ mỗi ngày chính là chu kì ngủ thứ 2. Đảm bảo được thời gian ngủ đủ giấc chính là điều kiện quan trọng để trẻ phát triển toàn diện. Trẻ ngủ trưa đầy đủ từ lúc còn bé sẽ phát triển chiều cao tốt hơn khi lớn lên so với bạn cùng lứa.
Sau bữa ăn, một giấc ngủ trưa cũng sẽ giúp trẻ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng và thúc đẩy sự phát triển thể chất. Từ đó, chính chiều cao của con trong tương lai cũng sẽ được đảm bảo có điều kiện phát triển hơn.
4. Ngủ trưa giúp phát triển thị giác của trẻ
Cả buổi sáng tham gia vào các hoạt động như học tập, đọc, xem, đặc biệt là với các thiết bị điện tử như laptop, TV, điện thoại di động, các con sẽ dễ bị đau mắt, mỏi và khô mắt. Do đó, một giấc ngủ trưa là cần thiết để làm dịu đôi mắt, tăng cường sức khỏe cho mắt và giảm nguy cơ mắt các bệnh về mắt sau này.
Sự uể oải, thiếu sức sống vào buổi chiều nếu không ngủ trưa sẽ khiến sức khỏe của con ngày càng yếu, khi lớn lên dễ gây ra nhiều loại bệnh tật.
Xét đến những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và những lợi thế mà trẻ thường xuyên ngủ trưa có được, cha mẹ hãy đảm bảo con mình có thời gian nghỉ ngơi giữa ngày một cách hợp lí và đều đặn. Vì từng thói quen sinh hoạt của con từ những thời gian ấu thơ sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống sau này.