A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bài văn khiến giáo viên đọc cũng không hiểu, thí sinh vẫn được tuyển vào Đại học top đầu

Cậu học trò trúng tuyển vào trường đại học top đầu Trung Quốc vì bài văn mà ngay cả giáo viên cũng không hiểu gì.

Bài thi đặc biệt

Kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc luôn được biết đến với sự khắc nghiệt cùng tỉ lệ chọi vô cùng cao. Tất nhiên luôn có một số học sinh đứng đầu trong kỳ thi và rất nhiều bài văn được lưu truyền như những bài luận văn mẫu để thế hệ sau ôn tập.

Những học sinh này thường có nền tảng kiến thức vững chắc, và các bài viết của các em khiến giáo viên kinh ngạc. Nhưng câu chuyện của nam sinh này thì lại hoàn toàn khác, cậu học trò trúng tuyển vào trường đại học top đầu Trung Quốc vì bài văn mà ngay cả giáo viên cũng không hiểu gì.

Bài văn khiến giáo viên đọc cũng không hiểu, thí sinh vẫn được tuyển vào Đại học top đầu - Ảnh 1.

Kỳ thi tuyển sinh Đại học tại Trung Quốc. Hình ảnh: vnexpress

Thí sinh ấy là Hoàng Linh, sinh năm 1989 sống tại tỉnh Tứ Xuyên.

Năm 2009, nam sinh trúng tuyển vào Đại học Tứ Xuyên một cách thần kỳ. Bởi tổng điểm thi đại học của anh chỉ đạt 428 điểm, vốn chỉ có thể trúng tuyển vào trường Đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam (một trường có điểm chuẩn khá thấp), nhưng vì quá ấn tượng trước bài làm môn Văn của nam sinh này mà Đại học Tứ Xuyên đã quyết định tuyển thẳng anh vào trường.

Rốt cuộc bài thi của nam sinh may mắn này viết gì?

Bài văn khiến giáo viên đọc cũng không hiểu, thí sinh vẫn được tuyển vào Đại học top đầu - Ảnh 2.

Bài văn của thí sinh Hoàng Linh. Hình ảnh: Baidu

Hoá ra nội dung toàn bộ bài thi môn Văn của Hoàng Linh đều được viết bằng chữ cổ, mà theo như cách ví von của cư dân mạng, họ gọi đây là "trang văn của trời". Nét chữ cổ của Hoàng Linh vô cùng sắc nét, chân thật như thể những văn tự cổ được lưu trữ trong bảo tàng.

Theo như Hoàng Linh chia sẻ, nam sinh này có niềm yêu thích mạnh mẽ với chữ viết cổ ngay từ khi anh còn học cấp hai. Nhưng có quá ít cơ hội để thể hiện tài năng đặc biệt của bản thân nên vào đêm trước của kỳ thi tuyển sinh đại học, anh ấy đã đưa ra quyết định táo bạo là sẽ viết bài thi môn Văn bằng chữ Hán cổ.

Bài văn khiến giáo viên đọc cũng không hiểu, thí sinh vẫn được tuyển vào Đại học top đầu - Ảnh 3.

Chân dung thí sinh Hoàng Linh. Hình ảnh: Baidu

Để chấm được điểm bài của Hoàng Linh, giáo viên chấm thi còn đặc biệt phải hỏi ý kiến ​​chuyên gia văn tự cổ. Dù rằng nội dung được đánh giá là hay nhưng vì dùng ký tự cổ nên bài thi của Hoàng Linh chỉ được điểm 6.

Kết quả này khiến nam sinh cảm thấy hụt hẫng, bất lực nhưng anh không hối hận. May mắn thay, sự nỗ lực của anh cũng được đền đáp, Đại học Tứ Xuyên đã gửi thư tuyển thẳng anh vào trường như là một đặc cách ngoại lệ.

Nuôi dưỡng sở thích

Chính vì tình yêu với những ký tự cổ mà Hoàng Linh đã được nhận vào Đại học Tứ Xuyên. Anh ấy rất quan tâm đến nền văn hóa cổ và muốn coi đây là hướng phát triển của mình trong tương lai. Thời học cấp 2 anh đã thông thạo khoảng 800 chữ Hán cổ, có thể thấy anh đã có sự nghiên cứu nhất định về thứ mà anh yêu thích.

Bài văn khiến giáo viên đọc cũng không hiểu, thí sinh vẫn được tuyển vào Đại học top đầu - Ảnh 4.

Hoàng Linh đam mê văn tự cổ khi học cấp 2. Hình ảnh: Baidu

Bài văn khiến giáo viên đọc cũng không hiểu, thí sinh vẫn được tuyển vào Đại học top đầu - Ảnh 5.

Hoàng Linh cực kỳ yêu thích văn hoá cổ. Hình ảnh: Baidu

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ chú trọng đến việc nuôi dưỡng sở thích và đam mê của con cái, họ biết cách để con cái phát triển về nhiều mặt. Họ hiểu rằng điểm số không thể đại diện cho tất cả. Hơn nữa trẻ em lớn lên theo cách giáo dục này rất vui vẻ và hạnh phúc.

Chúng có thể học những gì chúng yêu thích, và có cơ hội biến sở thích của mình thành nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần phải nhận biết và nuôi dưỡng sở thích đam mê của trẻ từ sớm.

Đương nhiên ngoài niềm yêu thích thì bất kỳ thành công nào cũng cần sự chăm chỉ và nỗ lực. Ngoài việc ủng hộ sở thích của con cái thì cha mẹ cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con rèn luyện đam mê của mình một cách liên tục. Thậm chí đây còn được xem như là một cách giải toả áp lực cho trẻ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật